Con dấu của doanh nghiệp (DN) vốn được xem là tài sản của doanh nghiệp mang tính pháp lý cao thế nhưng những vướng mắc, khó khăn sinh ra từ con dấu là không hề ít nếu như không muốn nói là rất lớn. Vậy để hạn chế những điểm bất lợi trên, Luật Doanh nghiệp 2014 (LDN 2014) có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 thay thế cho LDN 2005 đã có cách nhìn thông thoáng hơn về con dấu.
Cụ thể, LDN năm 2014 đã tạo sự cởi mở và trao quyền tự quyết cho DN về các vấn đề liên quan tới con dấu như hình thức, nội dung con dấu, số lượng con dấu và kể cả việc quyết định lưu giữ, bảo quản sử dụng con dấu. Chính điều này đã tạo điều kiện để DN có cơ hội khẳng định mình trên thương trường mà không có bất kỳ một ràng buộc nào, từ đó tiến tới thu hút nhiều đối tác tiến hành hợp tác và đầu tư.
Tuy nhiên, LDN 2014 vẫn chưa khẳng định một cách minh thị là DN có bắt buộc phải có con dấu hay không (đa số các quan điểm hiện nay đều xem là LDN 2014 vẫn buộc doanh nghiệp phải có con dấu). Tác giả cho rằng trong tương lai LDN nên theo hướng cho DN tự lựa chọn có con dấu hay không. Bởi vì, hiện nay trên thế giới chỉ còn 7 quốc gia trong số 189 quốc gia quy định bắt buộc doanh nghiệp phải có con dấu (Nhật, Nga, Trung Quốc, Việt Nam, Myanmar, Triều Tiên, Buhtan) – Theo thống kê của Nhóm Ngân hàng Thế giới (Word Bank Group). Vì thế nước ta cũng nên hòa mình vào “dòng chảy” của xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại để phát triển nền kinh tế bằng việc nỗ lực đổi mới thủ tục hành chính theo hướng nhanh chóng trong quá trình tổ chức, đầu tư kinh doanh và một trong những thủ tục hành chính liên quan tới tính chất thông thoáng của môi trường kinh doanh ở Việt Nam là thủ tục liên quan tới con dấu DN.
Thêm vào đó, một chuyên gia kinh tế nói rằng (Ông Jean Michek Lobek – chuyên gia kinh tế của WB): “Chính phủ Việt Nam cần phải thay đổi hoàn toàn hệ thống pháp luật liên quan đến việc xác định tính pháp lý của con dấu để có thể loại bỏ hoàn toàn tiềm thức cũ này ra khỏi hoàn toàn hệ thống. Nhiều nước đã thành công như JOSJIA hay các nước Đông Âu đã gia nhập cộng đồng chung Châu âu. Các quốc gia đã thực hiện việc điều chỉnh liên quan đến vấn đề này đồng thời hướng dẫn và giải thích cho công đồng doanh nghiệp trong việc sử dụng con dấu. Nhưng cũng cần phải nhấn mạnh rằng nếu 1 công ty không tuân thủ sẽ kéo theo sự tê liệt của cả hệ thống. Vậy nên nếu doanh nghiệp nào quy phạm quy định thì phải có chế tài xử phạt mạnh tay. Con dấu từng hoạt động không thể tách rời trong hoạt động kinh doanh, nhưng ngày nay có nhiều hình thức pháp lý khác hiệu quả hơn. Nếu Việt Nam không thay đổi thì sẽ mất nhiều cơ hội kinh doanh, vì thế phải có khung pháp lý mới đón đầu doanh nghiệp, không nên tốn thời gian vào những việc không mấy ý nghĩa này nữa. Vậy, Việt Nam cũng cần phải rà soát những quy đinh, luật nào đòi hỏi con dấu để sửa đổi theo hướng doanh nghiệp tự chọn. Đồng thời Việt Nam cũng nên tăng cường hệ thông chữ ký điện tử hiện tại”.
Cập nhật bởi HuynhVanLam610 ngày 19/02/2017 04:18:01 CH