Không khởi tố phụ nữ mua dâm là bỏ lọt tội phạm, phân biệt giới tính

Chủ đề   RSS   
  • #264136 25/05/2013

    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Không khởi tố phụ nữ mua dâm là bỏ lọt tội phạm, phân biệt giới tính

    Dư luận tuần qua xôn xao chuyện quý bà mua dâm chàng trai 17 tuổi; hiện đang có một số tranh luận về khởi tố hay không khởi tố quý bà mua dâm, nhiều người cho rằng hành vi mua dâm đáng tôn trọng hơn người đàn bà ngoại tình. Dân luật xét mổ vấn đề này như thế nào?

    Ngoại tình bỉ ổi hơn mua dâm (Ảnh minh họa: Internet)

    - Hiện nay, chuyện bình đẳng giới tính được pháp luật ghi nhận từ đạo luật cao nhất cho đến tinh thần của các văn bản quy phạm pháp luật. Nếu chỉ vì "phụ nữ" mà không khởi tố vụ án sẽ dẫn đến việc pháp luật đã không giữ được nguyên tắc ban đầu của nó.

    Về khía cạnh tâm lý xã hội, có thể coi đây là một cú sốc lớn đối với người phụ nữ; từ lâu lắm rồi, quan niệm của người Á Đông là "chính chuyên thờ chồng". Bởi vậy bản thân người phụ nữ có thể bị một cú sốc lớn nếu Tòa án xét xử  bằng một bản án có tội "không mấy đẹp". Nhưng nếu không khởi tố xét xử, nó sẽ tạo ra một tiền lệ xấu, hoặc ít nhất các "men" cảm thấy chạnh lòng so đo, vì sao cùng một hành vi mà Nam thì bị xử, còn nữ thì không?

    - Pháp luật hình sự không sử dụng một danh từ riêng, không chỉ một đối tượng cụ thể nào, chỉ chung chung "người nào", bao gồm cả nam và nữ, hoặc giới tính nào khác.

    Vậy nên không khởi tố hình sự có thể bị xem là "bỏ lọt tội phạm"! Nếu bỏ lọt tội phạm vì những chứng cứ chưa rõ, không điều tra được hành vi cụ thể còn tha thứ được, còn bỏ lọt tội phạm khi đã đủ chứng cứ thì khó lòng chấp nhận; đâu đó có người sẽ đặt câu hỏi về tính minh bạch, khách quan của cơ quan tố tụng.

    - Nam hay nữ, bình đẳng như nhau về phương diện pháp lý; "lần đầu" ai cũng có cảm giác "sốc nặng", cũng như "lần đầu" người Nam giới bị xét xử vậy thôi; nếu không có "lần đầu" liệu có những lần sau? Và cứ thế, tính công minh, công bằng, công lý của pháp luật sẽ không còn, xã hội sẽ ra sao?

    Thiết nghĩ có dấu hiệu của tội phạm là phải khởi tố, xét xử theo đúng quy định của pháp luật; không vì tôn giáo, sắc tộc, giới tính mà tha bổng, bỏ sót, bỏ lọt hoặc xử nặng hơn; nếu đối tượng đặc biệt có thể xử kín. Xã hội và đạo đức xã hội tôn trọng người phụ nữ mua dâm hơn kẻ đàn bà ngoại tình; nhưng không vì thế mà pháp luật bị "biến dạng" hoặc phải "thay đổi".  Bản án của Tòa án dành cho người phụ nữ mua dâm có lẽ sẽ nhẹ hơn rất nhiều so với bản án lương tâm của kẻ ngoại tình phải gánh vác khi trở lại hòa nhập với cuộc sống thường ngày.

    0917 313 339

     
    5595 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #264174   25/05/2013

    Dungga_Pro
    Dungga_Pro
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2009
    Tổng số bài viết (232)
    Số điểm: 1884
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 87 lần


    Cũng như tình trạng gần đây có những trường hợp vụ án hiếp dâm, cưỡng dâm mà người thực hiện lại là phụ nữ nhưng vẫn không đưa ra truy tố xét xử được. Vì nếu hiểu theo tinh thần của bộ luật hình sự thì nam nữ như nhau, nhưng xét về khía cạnh giới tính thì người nữ không thể là người phạm tội dẫn đến vướng mắc về luật. Vấn đề ở đây, tội đồng ý với quan điểm của bạn nêu trên. Nếu không xử thì sẽ bỏ lọt tội phạm và gây mất bình đẳng giới!

     
    Báo quản trị |