Hiện nay, có rất nhiều nơi có tham gia ký hợp đồng và làm việc cho đơn vi, tuy nhiên lại ít quan tấm đén sức khỏa đối với người lao động, và trên thực tế không phải ai cũng thực hiện đúng theo quy định pháp luật về lao động.
“- Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động.
– Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
– Người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải được khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế.
– Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động đúng theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Khoản 2 Điều 21
Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động nhưng người lao động không muốn khám.
Có thể nhận thấy không phải nơi nào cũng nghiêm chỉnh chấp hành việc tổ chức khám sức khỏe cho người lao động. Do vậy, không tổ chức khám cho bạn người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền như trên.