Chào anh,
Tôi xin tư vấn cho anh như sau:
1. Sau khi có bản án với nội dung buộc bị đơn phải trả cho nguyên đơn 1 khoản tiền nào đó và bị đơn không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì anh có quyền nộp đơn yêu cầu thi hành án đối với khoản nợ đó. kể từ lúc anh nộp đơn, thi hành án sẽ tính lãi suất chậm trả đối với khoản nợ đó, thông thường là 150% mức lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước tại từng thời điểm.
2. Về tiền tạm ứng án phí: Nếu a có chứng cứ chứng minh khoản nợ là thực, hoặc bị đơn thừa nhận khoản nợ thì đương nhiên tòa sẽ công nhận cho yêu cầu khởi kiện của anh. Do đó, bị đơn sẽ phải chịu án phí tương ứng với nghĩa vụ phải thực hiện. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, a có thể nộp đơn yêu cầu hoàn trả tiền tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án.
3. Như anh đã đc tư vấn, thời hiệu khởi kiện là 2 năm kể từ ngày quyền lợi bị xâm phạm, nên nếu anh không làm gì hoặc không có một thỏa thuận mới thì dễ hết thời hiệu khởi kiện và a không thể dùng pháp luật để bảo vệ mình. A nên xác minh tình trạng tài chính của người anh cho vay xem có bao nhiêu tài sản, nếu còn tài sản thì có thể khởi kiện được. Nếu không còn hoặc không đáng kể thì khởi kiện cũng chỉ là một bản án không có khả năng thi hành. Do vậy, có người nhận trả nợ thay thì tốt hơn là không được gì. Anh kiểm tra trong tương lai người này có tài sản hay không, có khả năng nhận thừa kế từ ba mẹ hay không...
Nếu đồng ý với phương án của người mẹ đó, thì anh cần phải viết cam kết mới, với nội dung là người mẹ sẽ trả nợ thay cho người con, theo BLDS 2005 quy định:
Điều 315. Chuyển giao nghĩa vụ dân sự
1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.
2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.
Điều 316. Hình thức chuyển giao nghĩa vụ dân sự
1. Việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói.
2. Trong trường hợp pháp luật có quy định việc chuyển giao nghĩa vụ phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, đăng ký hoặc phải xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
Điều 317. Chuyển giao nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm
Trong trường hợp nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt, nếu không có thoả thuận khác.
Ngoài ra, nếu chứng mình người vay tiền sử dụng khoản tiền vay để sử dụng trái pháp luật, hoặc bỏ đi khỏi nơi cư trú thì anh có thể nhờ cơ quan công an can thiệp.
trân trọng.
Cập nhật bởi Hieu_Lawyer ngày 05/09/2013 11:50:30 SA