Chào các bạn!
Theo tôi để giải quyết trường hợp trên, chúng ta cần phân tích kỹ hành vi của bà X, hậu quả xảy ra, cũng như mối quan hệ nhân quả giữa việc làm thuê và hậu quả xảy ra.
Điều 105. Luật Lao Động
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo. Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.
Bênh cạnh đó thì thông tư 10/2003 của BLĐTBXH cũng hướng dẫn cụ thể về việc bồi thường như thế nào.
Như vậy nếu tồn tại hợp đồng lao động (giúp việc) và công việc trèo cây, hái trái là một phần của công việc được thỏa thuận thì việc bồi thường là rất có khả quan.
Nếu tồn tại hợp đồng, nhưng điều khoản không rõ ràng, các bên không nêu rõ, mục đích hành vi của chị X không phải là nhằm cho bản thân mình mà cũng chỉ vì công việc chung thì khi yêu giải quyết có thể dựa vào căn cứ Điều 409 BLDS để giải thích theo hướng có lợi cho bên yếu thế.
Cũng cần phải nói thêm về hình thức hợp đồng.
Điều 28. Luật Lao Động: Hợp đồng lao động được ký kết bằng văn bản và phải được làm thành hai bản, mỗi bên giữ một bản. Đối với một số công việc có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới ba tháng hoặc đối với lao động giúp việc gia đình thì các bên có thể giao kết bằng miệng.#ff0000;"> Trong trường hợp giao kết bằng miệng, thì các bên đương nhiên phải tuân theo các quy định của pháp luật lao động.
Điều 26. Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có #ff0000;">trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Vậy chúng ta cũng có thể nói rằng giữa X và B hoàn toàn có thể tồn tại hợp đồng lao động, quan trọng hơn là hành vi của X dẫn đến hậu quả thiệt hại về sức khỏe có được xem là việc thực hiện nghĩa vụ "giúp việc" nhà từ X hay không (có thể là B yêu cầu X làm việc này)..., nếu không tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa công việc được xem là "việc nhà" với hậu quả xảy ra thì X sẽ không được bồi thường.
Theo tôi, quan trọng hơn hết là xác định mục đích của việc "trèo cây, hái trái" là để làm gì, cho ai.
Trân trọng!
nguyenhuylaw@gmail.com
Phone: 0906.597.179