Không được rút trái phiếu, tín phiếu trước hạn từ 20/11/2024

Chủ đề   RSS   
  • #617216 08/10/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 28012
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 588 lần
    SMod

    Không được rút trái phiếu, tín phiếu trước hạn từ 20/11/2024

    Sắp tới, có được rút trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành trước hạn nữa không? Trách nhiệm thanh toán lãi, gốc trái phiếu được quy định thế nào? Đồng tiền thanh toán lãi, gốc trái phiếu là gì?

    (1) Không được rút trái phiếu, tín phiếu trước hạn từ 20/11/2024

    Ngày 30/9/2024, NHNN đã ban hành Thông tư 47/2024/TT-NHNN sửa đổi khoản 3 Điều 3 Thông tư 04/2022/TT-NHNN về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

    Theo đó, tại Điều 1 Thông tư 47/2024/TT-NHNN đã sửa đổi loại tiền gửi được rút trước hạn quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 04/2022/TT-NHNN như sau:

    “Điều 1. Sửa đổi khoản 3 Điều 3 Thông tư số 04/2022/TT-NHNN như sau:

    “3. Chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng phát hành.”

    Có thể thấy, tại Thông tư 47/2024/TT-NHNN đã bỏ “kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu” do tổ chức tín dụng phát hành ra khỏi diện được rút trước hạn.

    Theo đó, kể từ ngày 20/11/2024 (ngày Thông tư 47/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành) kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành sẽ không được rút trước hạn mà chỉ còn lại 04 hình thức tiền gửi rút trước hạn bao gồm: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng phát hành và các hình thức nhận tiền gửi có kỳ hạn khác.

    (2) Đồng tiền thanh toán lãi, gốc trái phiếu là gì?

    Hiện nay, đồng tiền thanh toán đối với trái phiếu phát hành riêng lẻ trong nước và trái phiếu phát hành ra thị trường quốc tế được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 153/2020/NĐ-CP như sau:

    “3. Đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu

    a) Đối với trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, đồng tiền phát hành, thanh toán lãi, gốc trái phiếu là đồng Việt Nam.

    b) Đối với trái phiếu chào bán ra thị trường quốc tế, đồng tiền phát hành, thanh toán lãi, gốc trái phiếu là ngoại tệ theo quy định tại thị trường phát hành và tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.”

    Theo đó, đối với trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, đồng tiền thanh toán lãi, gốc trái phiếu sẽ là đồng Việt Nam. 

    Trường hợp là trái phiếu chào bán ra thị trường quốc tế thì đồng tiền thanh toán lãi, gốc sẽ là ngoại tệ theo quy định tại thị trường phát hành và tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

    (3) Trách nhiệm thanh toán lãi, gốc trái phiếu được quy định thế nào?

    Căn cứ khoản 3 Điều 34 Nghị định 153/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 08/2023/NĐ-CP có nêu rõ, doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ tại thị trường trong nước và phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế có trách nhiệm thanh toán lãi và gốc trái phiếu, cụ thể như sau:

    - Doanh nghiệp phát hành trái phiếu có trách nhiệm thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn và thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) cho chủ sở hữu trái phiếu theo điều kiện, điều khoản của trái phiếu.

    - Đối với trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, trường hợp doanh nghiệp phát hành không thể thanh toán đầy đủ, đúng hạn nợ gốc, lãi trái phiếu bằng đồng Việt Nam theo phương án phát hành đã công bố cho nhà đầu tư theo quy định, doanh nghiệp có thể đàm phán với người sở hữu trái phiếu để thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác theo các nguyên tắc như sau:

    + Tuân thủ quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đó.

    + Phải được người sở hữu trái phiếu chấp thuận.

    + Doanh nghiệp phát hành phải công bố thông tin bất thường và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình trạng pháp lý của tài sản sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu theo quy định của pháp luật.

    Theo đó, hiện nay, trách nhiệm trong việc thanh toán lãi, gốc trái phiếu được thực hiện theo quy định như đã nêu trên.

     
    89 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận