Không được "đuổi việc" người đang mang thai?

Chủ đề   RSS   
  • #481271 05/01/2018

    ductho20995

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2018
    Tổng số bài viết (113)
    Số điểm: 2920
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 53 lần


    Không được "đuổi việc" người đang mang thai?

    Điều đó có phải là sự thật không mọi người?

    Trong Bộ Luật lao động 2012 có quy định như vậy:

    "Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ

    [...]

    3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

    [...]"

    Vậy câu này có thể hiểu là (1)

    Người sử dụng lao động "đuổi việc" đối với lao động nữ vì lý do kết hôn
    Người sử dụng lao động "đuổi việc" đối với lao động nữ mang thai
    Người sử dụng lao động "đuổi việc" đối với lao động nữ nghỉ thai sản
    Người sử dụng lao động "đuổi việc" đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi...

    Hay là (2)

    Người sử dụng lao động "đuổi việc" đối với lao động nữ vì lý do kết hôn
    Người sử dụng lao động "đuổi việc" đối với lao động nữ vì lý do mang thai,
    Người sử dụng lao động "đuổi việc" đối với lao động nữ vì lý do nghỉ thai sản,
    Người sử dụng lao động "đuổi việc" đối với lao động nữ vì lý do nuôi con dưới 12 tháng tuổi...

    HIỀU NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG HẢ QUÝ VỊ??

     
    3650 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #481294   06/01/2018
    Được đánh dấu trả lời

    Giaphat.lawF
    Giaphat.lawF
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2016
    Tổng số bài viết (302)
    Số điểm: 1654
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 58 lần


    chào bạn ductho20995

    Về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động được quy định tại Điều 38 Bộ luật Lao động 2012 như sau:


    "1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:


    a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;


    b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.


    Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;


    c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;


    d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.


    2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:


    a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;


    b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;


    c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng".

     

    Như vậy, công ty chỉ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động  khi có một trong các căn cứ nêu trên và phải tuân thủ về thời hạn báo trước.

     
    Báo quản trị |  
  • #481362   07/01/2018

    ductho20995
    ductho20995

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2018
    Tổng số bài viết (113)
    Số điểm: 2920
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 53 lần


    Giaphat.lawF viết:

    chào bạn ductho20995

    Về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động được quy định tại Điều 38 Bộ luật Lao động 2012 như sau:


    "1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:


    a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;


    b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.


    Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;


    c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;


    d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.


    2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:


    a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;


    b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;


    c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng".

     

    Như vậy, công ty chỉ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động  khi có một trong các căn cứ nêu trên và phải tuân thủ về thời hạn báo trước.

    Nếu đã quy định là công ty chỉ được chấm dứt hợp đồng trong những trường hợp quy định tại điều 38 thì tại sao lại quy định thêm về việc không được chấm dứt hợp động vì lý do kết hôn, mang thai...?
    Rõ ràng là có mang thai hay không mang thai, có kết hôn hay không kết hôn mà không thuộc các trường hợp của Điều 38 cũng không được "đuổi việc"

     
    Báo quản trị |  
  • #481318   06/01/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần
    SMod

    @ Giaphat.lawF : trích dẫn luật thì người hỏi đã biết cách ngay từ đầu rồi.

    @ : cách thứ hai nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #481373   07/01/2018

    tuantulaw
    tuantulaw
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2017
    Tổng số bài viết (141)
    Số điểm: 2847
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 34 lần


    Theo ý kiến của mình là cách thứ 2 nhé, dùng cụm từ "vì lý do" đúng hơn, bởi vì cái này không giống với hôn nhân gia đình về vấn đề ly hôn của chồng. Bên hôn nhân gia đình thì dù có vì lý do gì thì cũng không được quyền ly hôn khi vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Nhưng bên lao động thì nếu vi phạm điều lệ công ty hoặc lý do khác thì vẫn có thể

     
    Báo quản trị |