Không đăng ký Website với Bộ Công Thương bị xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #577077 16/11/2021

    lamlinh_2507
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:28/03/2018
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 3130
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 170 lần


    Không đăng ký Website với Bộ Công Thương bị xử lý thế nào?

    Việc sử dụng Website nhằm kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên không đơn giản như các mạng xã hội Facebook, Instagram..v.v.. để thực hiện hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ trên website thì cần phải đăng ký thông báo với Bộ Công Thương. Vây trường hợp không thực hiện đăng ký thì sẽ bị xử lý như thế nào?

    Không đăng ký Website với Bộ Công Thương bị xử lý thế nào - Minh họa

    Căn cứ theo khoản 8 điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, Khoản 9 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP thì các website bán hàng hay cung ứng dịch vụ có chức năng đặt hàng trực tuyến đều phải thực hiện việc đăng ký thông báo với Bộ Công Thương thông qua địa chỉ web là www.online.gov.vn – Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.

    Sau khi Bộ Công Thương xét duyệt, website sẽ được gắn logo dẫn link đến Bộ Công Thương. Ngoài việc giúp trang web  trở nên tin cậy, uy tín hơn thì hình thức này là bắt buộc. Việc không đăng ký website với Bộ Công Thương sẽ bị xử lý như sau:

    Căn cứ theo khoản 8 điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, Khoản 9 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP( Nghị định này sẽ có hiệu lực từ 01/01/2022) thì các website bán hàng hay cung ứng dịch vụ có chức năng đặt hàng trực tuyến đều phải thực hiện việc đăng ký thông báo với Bộ Công Thương thông qua địa chỉ web là www.online.gov.vn – Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.

    Sau khi Bộ Công Thương xét duyệt, website sẽ được gắn logo dẫn link đến Bộ Công Thương. Ngoài việc giúp trang web  trở nên tin cậy, uy tín hơn thì hình thức này là bắt buộc. Việc không đăng ký website với Bộ Công Thương sẽ bị xử lý như sau:

    Việc người sử dụng website mà không thông báo với Bộ Công Thương sẽ bị xử lý vi phạm hành chính căn cứ theo Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

     “3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

     a) Không thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

    b) Không thông báo sửa đổi, bổ sung khi có sự thay đổi thông tin liên quan đến website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

    c) Gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng;

    d) Giả mạo thông tin thông báo trên website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng.

    4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

    a) Không đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

    b) Nhận chuyển nhượng website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử mà không làm thủ tục chuyển nhượng hoặc không tiến hành đăng ký lại với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

    c) Triển khai cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không đúng với hồ sơ đăng ký;

    d) Gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;

    đ) Giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;

    e) Sử dụng biểu tượng đã đăng ký để gắn lên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử khi chưa được xác nhận đăng ký của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

    g) Tiếp tục hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký.

    5. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

    6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c, d, đ, e và g khoản 4 Điều này

    . Tóm lại, việc không thực hiện đăng ký với Bộ Công Thương sẽ bị phạt hành chính lên đến 20.000.000 đồng trong hoạt động bán hàng, 30.000.000 trong hoạt động cung cấp dịch vụ theo điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

    Nếu cá nhân, doanh nhân cố tình tái phạm thì ngoài phạt tiền theo các quy định trên còn có thể bị áp dụng biện pháp trừng phạt bổ sung đình chỉ kinh doanh  hoạt động thương mại điện tử từ 06 – 12 tháng căn cứ theo khoản 5 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

    Ngoài ra có thể phải chịu thêm biện pháp khắc phục hậu quả là bị rút tên miền.vn theo điểm b Điều 80 Nghị định 85/2021/NĐ-CP và khoản 6 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.Hậu quả của việc mất tên miền có thể khiến website ngừng hoạt động, gây mất uy tín cho trang web cũng như giảm sút doanh thu.

    Sau đây sẽ là Quy trình đăng ký với Bộ Công thương theo quy định tại khoản 4 Điều 63 Nghị định 85/2021/NĐ-CP

    Việc nộp, tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử được Bộ Công Thương thực hiện trực tuyến qua Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử tại địa chỉ www.online.gov.vn;

    Việc khai báo hồ sơ, thương nhân, tổ chức truy cập vào Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử và tiến hành theo quy trình 05 bước như sau:

    Bước 1: Thương nhân, tổ chức đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống bằng việc cung cấp những thông tin sau: tên thương nhân, tổ chức; số đăng ký kinh doanh của thương nhân hoặc số quyết định thành lập của tổ chức; địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức; các thông tin liên hệ, bao gồm số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử.

    Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cung cấp thông tin tại Bước 1, thương nhân, tổ chức nhận kết quả từ Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:

    - Nếu thông tin đăng ký tài khoản đầy đủ, thương nhân, tổ chức được cấp một tài khoản đăng nhập hệ thống và tiến hành tiếp Bước 3;

    - Nếu đăng ký tài khoản bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung thông tin, thương nhân, tổ chức phải tiến hành đăng ký lại hoặc bổ sung thông tin theo yêu cầu.

    Bước 3: Thương nhân, tổ chức đăng nhập vào tài khoản của mình trên hệ thống, chọn chức năng Đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, tiến hành khai báo thông tin theo mẫu và đính kèm hồ sơ đăng ký.

    Bước 4: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ tại Bước 3, thương nhân, tổ chức nhận thông tin phản hồi của Bộ Công Thương qua thư điện tử về một trong các nội dung sau:

    - Xác nhận hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ và yêu cầu thương nhân, tổ chức thực hiện tiếp Bước 5;

    - Thông báo hồ sơ đăng ký không hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung thông tin. Khi đó thương nhân, tổ chức quay về Bước 3 để khai báo lại hoặc bổ sung các thông tin, hồ sơ theo yêu cầu.

    Bước 5: Sau khi nhận được thông báo xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, thương nhân, tổ chức gửi về Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) bộ hồ sơ đăng ký hoàn chỉnh (bản giấy).

    c) Thương nhân, tổ chức có trách nhiệm theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ qua thư điện tử hoặc tài khoản truy cập hệ thống đã được cấp để tiến hành cập nhật và chỉnh sửa thông tin theo yêu cầu;

    d) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu bổ sung thông tin ở Bước 4 theo quy định tại điểm b khoản này, nếu thương nhân, tổ chức không có phản hồi thì hồ sơ đăng ký trên hệ thống sẽ bị chấm dứt và thương nhân, tổ chức phải tiến hành đăng ký lại từ đầu.

    Cập nhật bởi lamlinh_2507 ngày 16/11/2021 12:40:39 CH
     
    1430 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamlinh_2507 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/11/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #577211   22/11/2021

    mibietchi
    mibietchi
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hà Tĩnh
    Tham gia:25/05/2014
    Tổng số bài viết (148)
    Số điểm: 1190
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 67 lần


    Không đăng ký Website với Bộ Công Thương bị xử lý thế nào?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Qua đây mình cũng muốn hỏi là đối với các Website chỉ dùng để giới thiệu các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà không có hoạt động kinh doanh hay quảng cáo thì có phải làm thủ tục thông báo website với Bộ công thương không?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mibietchi vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (23/11/2021)
  • #578449   26/12/2021

    Cảm ơn thông tin bài viết bạn đã cung cấp. Việc khai báo website với Bộ Công thương giúp cho cơ quan nhà nước quản lý, hoàn thiện hệ thống thông tin, điều kiện, điều khoản giao kết giữa người bán và người mua trên các trang mạng trực tuyến, đảm bảo tốt hơn quyền lợi của cả người bán và người mua. Một website được khai báo sẽ nâng cao giá trị và khẳng định thương hiệu của trang web đó từ đó, khiến cho người tiêu dùng trực tuyến yên tâm, tin tưởng hơn so với các website chưa đăng ký/thông báo – không được gắn logo dẫn tới đường link trang của Bộ Công thương.

     
    Báo quản trị |