Không có sổ đỏ, tranh chấp đất phải giải quyết thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #577169 20/11/2021

    lamlinh_2507
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:28/03/2018
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 3130
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 170 lần


    Không có sổ đỏ, tranh chấp đất phải giải quyết thế nào?

    Sổ đỏ hay nói cách khác giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) là một căn cứ pháp lý quan trọng để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thuộc về ai. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà một số người không có sổ đỏ, vậy khi có tranh chấp đất xảy ra thì phải giải quyết thế nào?

    Không có sổ đỏ, tranh chấp đất sẽ phải giải quyết thế nào? - Minh họa

    Việc sử dụng đất mà không có sổ đó đi kèm với rât nhiều rủi ro, ngoài việc không thể thực hiện những quyền định đoạt với đất như chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp..v..v đối với đất thì khi xảy ra tranh chấp đất với một bên khác, câu chuyện chứng minh sẽ rất khó khăn. Mặc dù vậy, người không có GCNQSDĐ vẫn có quyền khiếu nại, khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình. 

    Về thủ tục

    Đối với đất tranh chấp xem ai là người có quyền sử dụng đất thì thuộc trường hợp các bên phải tiến hành hòa giải tại UNND cấp xã theo quy định tại Khoản 2, Điều 202 Luật đất đai 2013.

    Tuy nhiên khi đã hòa giải mà vẫn không thể thống nhất ý kiến, các bên có quyền lựa chọn 1 trong hình thức giải quyết tranh chấp tại Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, cụ thể như sau:

    1. Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND huyện trong trường hợp tranh chấp  giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau (Trường hợp không đồng ý, có thể khiếu nại lên UBND cấp tỉnh)

     Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND tỉnh trong trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( Trường hợp không đồng ý với cách giải quyết của UBND cấp tỉnh, có thể khiếu nại đến đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

    2. Khởi kiện tại Tòa án nhân dân nơi có đất xảy ra tranh chấp.

    Tóm lại, khi có tranh chấp đất đai xảy ra, mà các bên không có sổ đỏ, tranh chấp thuộc loại tranh chấp quyền sử dụng đất ( tức xét xem ai là chủ sở hữu quyền sử dụng đất) thì các bên phải tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã, phường, thị trấn. Trường hợp hòa giải không thành, các bên lựa chọn một trong hai hình thức là khiếu nại tại UBND hoặc khởi kiện tại Tòa án để được xem xét và giải quyết.

    Lưu ý: Trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất để xét quyền sử dụng đất thuộc về ai thì bắt buộc phải thực hiện thủ hòa giải, nếu không tham gia hòa giải thì không đủ điều kiện để khởi kiện tại Tòa Án hay khiếu nại với UBND.

    Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất thì không bắt buộc phải hòa giải nên các bên có thể lựa chọn việc hòa giải hoặc không.

    Về căn cứ để giải quyết tranh chấp

    Nếu các bên khi xảy ra tranh chấp mà không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải cung cấp một trong những chứng cứ tại khoản 1 Điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP  để chứng minh nguồn gốc đất thuộc về mình, cụ thể là:

    - Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất

    - Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;

    - Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

    - Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước

    -  Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.

    Vậy việc giải quyết tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ sẽ dựa trên căn cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do bên có yêu cầu giải quyết đưa ra. Trên thực tế ngoài việc xem xét vào các căn cứ tại điều này, cơ quan có thẩm quyền còn có thể căn cứ vào nhiều lời khai của đương sự, lời khai của hàng xóm xung quanh, những giấy tờ giao dịch liên quan, kết quả xác minh thực tế..v.v..

    Cập nhật bởi lamlinh_2507 ngày 20/11/2021 09:53:15 SA Cập nhật bởi lamlinh_2507 ngày 20/11/2021 09:52:48 SA
     
    2135 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamlinh_2507 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/11/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #577566   30/11/2021

    Không có sổ đỏ, tranh chấp đất phải giải quyết thế nào?

    Đất đai là một tài sản đặc biệt vô cùng giá trị, vậy nên, đất đai rất dễ dấn đến những tranh chấp. Theo quy định, sổ đỏ là chứng thư pháp lý chứng minh cho việc sử dụng  đất hợp pháp của người sử dụng đất. Tuy nhiên, trong trường hợp người sử dụng đất không có sổ đỏ có thể đưa ra những giấy tờ liên quan chứng minh cho việc sử dụng đất của mình theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn daisy1009 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/11/2021)