Chào bạn
hieumep !
Thứ nhất: Về đối tượng để được phá sản thì cá nhân không được phá sản. Chỉ áp dụng cho tổ chức có đăng ký kinh doanh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Luật này áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gọi chung là hợp tác xã) được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định cụ thể danh mục và việc áp dụng Luật này đối với doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và trong các lĩnh vực khác thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu.
Thứ hai: Người từ đủ 18 tuổi trở lên phải chiu trách nhiệm về những hành vi mình thực hiện ( đầy đủ năng lực). Do đó, những gì bạn làm sẽ không liên quan gì đến cha mẹ bạn.
Thứ ba: Do bạn làm ăn, kinh doanh thua lỗ không có khả năng chi trả ( nếu lừa dối trong làm ăn, kinh doanh lừa đảo thì khác) và mắc nợ; thì cho dù các nguyên đơn khởi kiện bạn ra tòa thì tòa cũng chỉ tuyên bạn phải trả nợ cho chủ nợ. Và tất cả các tài sản của bạn sẽ được kê biên để đảm bảo thi hành án. Tuy nhiên, hiện giờ bạn trắng tay thì....họ căn cứ vào thu nhập hàng tháng của bạn để thi hành án. Còn nếu bạn không đi làm và không có thu nhập thì Luật thi hành án bó tay. Lưu ý: bạn không bỏ trốn nhé, cứ đối mặt sự thật. bạn bỏ trốn có thể bạn phạm tội hình sự đó.
Trân trọng!
Luật sư: Âu Quang Phục
Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...