Không chấp hành quyết định điều động viên chức có bị cho thôi việc không?

Chủ đề   RSS   
  • #608273 19/01/2024

    Không chấp hành quyết định điều động viên chức có bị cho thôi việc không?

    Câu hỏi: Viên chức đang công tác tại trường trung học thì trường sáp nhập vào trường khác và viên chức có quyết định điều động sang một trường khác ở xã khác công tác. Viên chức không đồng ý nên không thực hiện và sau một thời gian không công tác, viên chức nhận được quyết định thôi việc.

    Cho hỏi quy định pháp luật trong trường hợp này?

    Viên chức không chấp hành quyết định điều động có bị cho thôi việc không? 

    Căn cứ Luật viên chức 2010 sửa đổi bổ sung bởi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 về Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc

    Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:

    + Viên chức có 02 năm liên tiếp bị xếp loại chất lượng ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ;

    + Viên chức bị buộc thôi việc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 và khoản 1 Điều 57 của Luật này;

    + Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. Khi sức khỏe của viên chức bình phục thì được xem xét để ký kết tiếp hợp đồng làm việc;

    + Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn;

    + Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

    + Viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự.

    Như vậy đơn vị sự nghiệp có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc.

    Hình thức kỷ luật đối với viên chức khi viên chức không chấp hành quyết định điều động 

    Theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi bởi Nghị định 71/2023/NĐ-CP

    Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    -Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;

    -Vi phạm quy định của pháp luật về: thực hiện chức trách, nhiệm vụ của viên chức; kỷ luật lao động; quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;

    -Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;

    -Né tránh, đùn đẩy, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ chức trách, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao mà không có lý do chính đáng; không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cấp có thẩm quyền; gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

    -Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

    -Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;

    -Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

    -Vi phạm quy định của pháp luật về: đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình hoạt động nghề nghiệp;

    -Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của Đảng và của pháp luật liên quan đến viên chức.

    Đề xử lý kỷ luật hình thức buộc thôi việc thì phải theo quy định sau:

    Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    -Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm;

    -Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;

    -Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này;

    -Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;

    -Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền

    Như vậy, trường hợp đơn vị căn cứ vào việc viên chức đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm thì đơn vị phải tổ chức họp xử lý kỷ luật và ra quyết định xử lý kỷ luật đến mức cảnh cáo sau đó có căn cứ viên chức vẫn tái phạm thì mới có căn cứ để tổ chức họp và quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc được.

    Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức

    -Việc xử lý kỷ luật đối với viên chức được thực hiện theo các bước sau đây:

    + Tổ chức họp kiểm điểm;

    + Thành lập Hội đồng kỷ luật;

    + Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.

    -Không thực hiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này đối với trường hợp:

    + Xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 10 Điều 2 Nghị định này;

    + Xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này hoặc đã tổ chức kiểm điểm theo quy định của pháp luật và cá nhân đã nhận trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.

    - Không thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này đối với trường hợp:

    + Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất cụ thể hình thức kỷ luật theo quy định;

    + Viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;

    + Đã có quyết định xử lý kỷ luật về đảng, trừ trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này.

    Các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm (nếu có) mà không phải điều tra, xác minh lại.

    Viên chức phải bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc theo trình tự trên thì mới đúng quy định.

     
     
    594 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận