không biết mọi người giải quyết vụ này như thế nào đây?

Chủ đề   RSS   
  • #16895 05/09/2009

    Nhu34

    Male
    Sơ sinh

    Trà Vinh, Việt Nam
    Tham gia:07/03/2009
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 499
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    không biết mọi người giải quyết vụ này như thế nào đây?

    Vụ án 2:

            Hùynh văn A đã tổ chức đám cưới với Lương thị B nhưng chưa có đăng ký kết hôn. Đến năm 2000, khi con gái duy nhất của A và B đã 14 tuổi, do bố mẹ của A muốn có đứa cháu trai nối dòng, nhưng vì lý do sức khỏe không cho phép chị B tiếp tục sinh con nên bố mẹ của A buộc A phải dứt tình với B mà cưới vợ khác. Dù sự việc đã được chính quyền địa phương nhiều lần nhắc nhở và xử phạt nhưng bố mẹ A vẫn không nghe, thậm chí còn thường xuyên mắng chưởi thậm tệ chị B, khi B bày tỏ thái độ không đồng tình với quyết định của ba me A. Có lần B quá đau buồn đã tự tử nhưng may mắn thoát chết nhờ hàng sớm phát hiện kịp thời. Trong khi đó, dù anh A rất buồn nhưng vì là con một trong gia đình lại rất có hiếu nên đành nghe lời ba mẹ đưa C về sống chung như vợ chồng. Sự việc này vẫn được chính quyền địa phương nhắc nhở xử phạt nhưng mọi chuyển vẫn tiếp diễn.

            Bạn hãy giải quyết vụ việc trên?

    Vo Van Nhu

     
    3872 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #16896   05/09/2009

    Nhu34
    Nhu34

    Male
    Sơ sinh

    Trà Vinh, Việt Nam
    Tham gia:07/03/2009
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 499
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    GIẢI QUYẾT

    1. Phân tích và tóm tắt hành vi.

    + A đám cưới với B (chưa đăng kí kết hôn). Năm 2000, con gái A và B 14 tuổi→ A và B đám cưới ở móc thời gian tối thiểu có thể là vào năm 1986. Căn cứ vào Nghị quyết số 35/2000/QH10 trường hợp này đuợc quy định tại điểm a khoản 3 trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước  ngày 03/01/1987, ngày luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực thì được khuyến khích đi đăng kí kết hôn; theo đó thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì quan hệ vợ chồng của họ đã xác lập từ ngày đám cưới chung sống với nhau đến nay.

    + Do muốn có con trai nối dòng, bố mẹ của A đã buộc A phải dứt tình với B để cưới vợ khác, chỉ vì sức khỏe của B không cho phép chị tiếp tục sinh con.

    + Ông bà (ba mẹ A) đã được nhắc nhở nhiều lần và đã bị xử phạt vi phạm hành chính. Nhưng vẫn thường xuyên mắng chưởi thậm tệ chị B, khi chị không đồng ý chấp nhận quyết định của ông bà.

    + Do quá đau buồn B đã tự tử và rất may được hàng xóm phát hiện kịp thời .

    + A tuy buồn nhưng cũng chung sống với C như vợ chồng theo lời ba mẹ. Sự việc này cũng được chính quyền địa phương nhắc nhở và ra quyết định xử phạt nhưng việc A chung sống với C vẫn được tiếp diễn.

    2. Xem xét dấu hiệu pháp lý

    + Đối với ba mẹ A: với những gì vừa nêu ở trên, đối chiếu với BLHS 1999, xét thấy những hành vi đó đã phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình. Có những hành vi mà điều luật cần kiểm tra là Điều 146, với tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân, tự nguyện tiến bộ.

    Về mặt khách thể: đã xâm phạm nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ của luật hôn nhân và gia đình. Đối tượng của tội phạm này là hành vi của người bị cưỡng ép hoặc người bị cản trở kết hôn.

    Về mặt khách quan: tội phạm này có một trong hai hành vi là cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân. Tội phạm biểu hiện qua các thủ đoạn trong đó có như: hành hạ, ngược đãi đối xử tàn tệ với người lệ thuộc mình, gây đau khổ về tinh thần kéo dài,thường xuyên chữi mắng, xỉ vả, làm nhục, đuổi khỏi nhà,…để nhằm mục đích cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện. Người nào thực hiện những hành vi trên mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn vi phạm, thì bị coi là tội phạm và bị xử lý hình sự. Từ những phân tích trên, xét thấy ông bà thường xuyên mắng chưởi thậm tệ chị B, trước và sau khi bị chính quyền địa phương xử phạt hành chính, điều này đã thõa về mặt khách quan của tội phạm này.

    Về mặt chủ quan: Như đã phân tích từ mặt khách quan, rõ ràng tất cả hành vi mà ông bà gây ra là có mục đích cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ. Đây là lỗi cố ý trực tiếp.

    Về mặt chủ thể: bất kì ai có NLTNHS theo luật định.Do đây là tội phạm ít nghiêm trọng nên chỉ truy cứu TNHS từ đủ 16 tuổi trở lên. Và thông thường chủ thể là người có quyền nhất định đối với người kết hôn. Xét thấy ông bà đã hoàn toàn thõa mãn về mặt chủ thể.

    + Đối với A và chị C: việc chung sống như vợ chồng với C, khi anh A vẫn còn hôn thú với chị B, xét thấy những hành vi đó đã xâm phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình, điều luật  cần kiểm tra là Điều 147,tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng BLHS 1999.

    Về mặt khách thể: hành vi phạm tội xâm phạm đến chế độ một vợ một chồng, một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình là nguyên tắc một vợ, một chồng. Đối tượng của tội phạm này chính là hành vi của người phạm tội, tác động đến hành vi của mình, khiến cho hành vi của mình làm trái nguyên tắc của Luật hôn nhân và gia đình.

    Về mặt khách quan: người phạm  tội có các hành vi sau:

    Đang có vợ hoặc có chồng mà có hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác. Như phân tích ở trên, thì A là người đang có vợ (hôn nhân thực tế được pháp luật công nhận). Như vậy việc chung sống như vợ chồng với C của A, khi B vẫn còn hôn thú với nhau (chưa ly hôn, B vẫn còn sống và ở tại nhà A) đã phù hợp với hành vi trên.

    Người chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ. Đối chiếu  thực tế, xét thấy C là người chưa có chồng, trước đó quyết định chung sống như vợ chồng với A, chính quyền địa phương đã xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này. Nhưng sau đó, C vẫn tiếp tục chung sống như vợ chồng với A, điều này chứng tỏ C ý thức rõ được hành vi  của mình, chấp nhận chung sống nhưng vợ chồng với người đã có vợ.

    Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực  hiện các hành vi trên gây hậui quả nghiêm  trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Đối chiếu hậu quả thực tế trên là B quá đau buồn đã tự tử và rất may được hàng xóm phát hiện kịp thời, sự việc phần nào đã gây dư luận xấu, ảnh hưởng không tốt đến đời sống văn hóa, xã hội… Như vậy tội phạm đã hoàn thành vì đã thõa mãn không chỉ một mà cả hai yếu tố trên.

    Về mặt chủ quan: A tuy buồn nhưng cũng chung sống với C như vợ chồng theo lời ba mẹ. Sự việc này cũng được chính quyền địa phương nhắc nhở và ra quyết định xử phạt nhưng việc A chung sống với C vẫn được tiếp diễn. Xét thấy, A có lỗi cố ý  gián tiếp, C cố ý trực tiếp.

    Về mặt chủ thể: bất kì ai có NLTNHS theo luật định. Do đặc thù của tội phạm này, thông thường đòi hỏi phải là có người có vợ, có chồng. Vì là tội ít nghiêm trọng nên chủ thể phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Xét thấy. A và C đã thõa mãn về mặt chủ thể.

    Kết luận:

    Đối với ông bà (ba mẹ A): phải chịu TNHS về tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân, tự nguyện tiến bộ tại Điều 146.

    Đối với A và C: phải chịu TNHS về tội vi phạm chế độmột vợ một chồng theo khoản 1 Điều 147.

    Cập nhật bởi Mai_Y_Nguyen vào lúc 05/09/2009 18:12:50

    Vo Van Nhu

     
    Báo quản trị |