KHÔNG BIẾT ĐỊA CHỈ, TÒA ÁN CÓ THỤ LÝ KHÔNG?

Chủ đề   RSS   
  • #315487 25/03/2014

    KHÔNG BIẾT ĐỊA CHỈ, TÒA ÁN CÓ THỤ LÝ KHÔNG?

    Tôi đang tranh chấp di sản thừa kế là nhà đất do cha mẹ để lại. Tuy nhiên, trong số các anh chị em của tôi hiện đang có 1 người ở nước ngoài và tôi không biết rõ người đó đang ở đâu. Vậy khi khởi kiện ra Tòa, Tòa án có thụ lý không hay tạm đình chỉ vụ án?

    Mong mọi người giải đáp giúp tôi. Trân trọng cảm ơn!

     
    4329 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #315502   25/03/2014

    dongthoigiantoidihoc
    dongthoigiantoidihoc

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/06/2012
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 21 lần


     Nội dung đơn khởi kiện là yêu cầu tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của các đồng thừa kế, tòa án sẽ thụ lý đơn và áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản để giải quyết.

    Về việc bỏ sót người thừa kế, theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi che giấu người thừa kế không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc trách nhiệm hành chính. Do đó, nếu bạn không nói ra người nước ngoài đó, bạn cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt hành chính.

    Để giải quyết tình huống sau khi chia xong di sản mới xuất hiện người thừa kế mới, Điều 687 Bộ luật dân sự quy định: “Trong trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

    Theo đó, sau khi anh chị em bạn đã phân chia di sản của cha mẹ bạn để lại mà người nước ngoài về và đòi quyền thừa kế và người này được pháp luật thừa nhận thì anh chị em bạn sẽ phải thanh toán lại cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó được hưởng tại thời điểm chia thừa kế, trừ trường hợp mọi người có thỏa thuận khác.

    Điều 645. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế

    Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

    Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

    Nếu sau 10 năm thì sẽ áp dụng các quy định về chia tài sản chung.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dongthoigiantoidihoc vì bài viết hữu ích
    kimthao572 (25/03/2014)
  • #315533   25/03/2014

    Tôi tìm hiểu thì thấy có quy định:;

    Tại tiểu mục 8.7 mục 8 phần I Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 hướng dẫn thi hành các quy định trong phần hai “thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án sơ thẩm” của bộ luật tố tụng dân sự quy định: “Nếu người khởi kiện không biết hoặc ghi không đúng địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để ghi trong đơn khởi kiện, thì họ phải thực hiện việc thông báo tìm tin tức, địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”.

    Sau khi thông báo và biết được địa chỉ của người bị khởi kiện, nếu người đó còn ở nơi cư trú thì bạn nộp đơn khởi kiện tại Tòa án, còn nếu người đó không có mặt tại nơi cư trú thì phải thực hiện việc dân sự là yêu cầu "thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú".

    Tại điểm b khoản 2 điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS) quy định: “Toà án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết”.

    Nhưng tôi không rõ là thời gian thông báo tìm tin tức cụ thể là như thế nào, kéo dài bao lâu. Trên đây là Nghị quyết 02/2006 đã hết hiệu lực. Tuy nhiên, trong Nghị quyết mới năm 2012 không đề cập đến vấn đề này. Vậy thì có thể áp dụng Nghị quyết 02/2006 không?

     
    Báo quản trị |  
  • #315571   26/03/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn dongthoigiantoidihoc.

     Nội dung đơn khởi kiện là yêu cầu tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của các đồng thừa kế, tòa án sẽ thụ lý đơn và áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản để giải quyết.

    Về việc bỏ sót người thừa kế, theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi che giấu người thừa kế không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc trách nhiệm hành chính. Do đó, nếu bạn không nói ra người nước ngoài đó, bạn cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt hành chính.

    Ý bạn cho là TA không biết, nên người khởi kiện không cần khai vì khai báo gian dối không bị truy cứu TNHS. Tôi nghĩ bạn nên xem lại luật hình sự, nhất là "tội lừa đảo" để tự bảo vệ mình (đồng phạm).

    Để giải quyết tình huống sau khi chia xong di sản mới xuất hiện người thừa kế mới, Điều 687 Bộ luật dân sự quy định: “Trong trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

    Theo đó, sau khi anh chị em bạn đã phân chia di sản của cha mẹ bạn để lại mà người nước ngoài về và đòi quyền thừa kế và người này được pháp luật thừa nhận thì anh chị em bạn sẽ phải thanh toán lại cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó được hưởng tại thời điểm chia thừa kế, trừ trường hợp mọi người có thỏa thuận khác.

    Không bao giờ có tình huống này xãy ra cả. Khi có tranh chấp thì những điều bạn không muốn nói thì những người phía đối lập họ sẽ nói : khai có người ở nước ngoài để TA không giải quyết chia tài sản.

    Nếu họ thâm hiểm hơn để cho TA tuyên : bạn nhận nhà, trả tiền cho những người đồng thừa kế khác. sau khi bạn trả tiền xong, ra đăng ký nhà đất thì người đồng thừa kế ở nước ngoài mà bạn không khai báo sẽ ra tranh chấp :gởi đơn ngăn chặn tại cơ quan đăng ký nhà đất thì bạn sẽ "tiền mất, tật mang".

     
    Báo quản trị |  
  • #315576   26/03/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn kimthao572.

    Theo tôi thì bạn chỉ còn cách duy nhất là thông qua những người trong gia đình để tìm địa chỉ của đồng thừa kế ở nước ngoài. VÌ :

    -Bạn có dùng biện pháp gì thì những người khác vẫn dễ dàng chứng minh là có người thừa kế ở nước ngoài hoặc yêu cầu TA xác minh (mất rất nhiều thời gian xác minh nên để không vi phạm tố tụng tòa sẽ tạm đình chỉ).

    -Vụ việc dân sự "tuyên bố mất tích" thì 2 năm sau mới có quyền yêu cầu "tuyên bố đã chết", Do người đó chết sau người để lại di sản nên vợ, con họ sẽ thừa kế (TA phải xác đinh và yêu cầu họ tham gia tố tụng thì mới giải quyết), không tìm được vợ,con của người đồng thừa kế thì TA sẽ tạm đình chỉ.

    -Bạn phải đóng án phí nên số tiền án phí sẽ bị giữ trong suốt thời gian vụ án chưa được giải quyết, không biết là bao nhiêu năm. 

     

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 26/03/2014 09:07:44 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    kimthao572 (26/03/2014)