Khởi tố về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” có đúng hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #410600 22/12/2015

    Khởi tố về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” có đúng hay không?

    Hành vi của Nguyễn Thị Bé có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay không?; tội gì?

     

    Ngày 23/8/2013, Nguyễn Văn Tùng, sinh năm 1991, thực hiện hành vi hiếp dâm cháu Nguyễn Thị Quyên, sinh ngày 13/02/2002, tại huyện B, tỉnh BP. Vào ngày 31/5/2014, Viện KSND tỉnh BP ra Quyết định truy tố bị can Nguyễn Văn Tùng về tội “Hiếp dâm trẻ em”, theo khoản 4 Điều 112 BLHS.

    Cuối tháng 5/2014, Nguyễn Thị Bé, sinh năm 1989 là chị gái của bị can Tùng đã nhiều lần đến nhà ông Phong, sinh năm 1974 là bác ruột của bị hại Nguyễn Thị Quyên (Quyên sống cùng gia đình ông Phong) để xin gia đình xem xét bãi nại cho Tùng. Qua nhiều lần tiếp xúc, Bé nghi ngờ tuổi thật của cháu Quyên lớn hơn tuổi trong giấy khai sinh, nên nảy sinh ý định đưa cháu Quyên đi giám định lại độ tuổi nhằm mục đích giúp cho bị can Tùng chuyển sang tội danh khác nhẹ hơn trong trường hợp tuổi của cháu Quyên nhiều hơn tuổi ghi trong giấy khai sinh. Bé đến nhà ông Phong xin đưa cháu Quyên đi giám định lại độ tuổi, nhưng cháu Quyên đã bỏ đi khỏi địa phương và Bé xin được bản sao giấy khai sinh của cháu Quyên. Cuối tháng 6/2014, Bé đưa cháu Nguyễn Thị Tư, sinh năm 2000, thay cho cháu Quyên đi đến Viện pháp y Quốc gia – Phân viện tại Thành phố Hồ Chí Minh để giám định độ tuổi (Nhưng lấy tên là Nguyễn Thị Quyên). Khoảng 02 tuần sau, Bé nhận được bản kết luận giám định độ tuổi được Viện pháp y Quốc gia – Phân viện tại thành phố Hồ Chí Minh kết luận độ tuổi của cháu Q Số 04/14ĐT ngày 30/6/2014. Bé đem kết luận giám định độ tuổi đó đi phô tô, chứng thực tại UBND xã và nộp 01 bản cho TAND tỉnh, 01 bản cho Viện KSND tỉnh.

    Tại phiên tòa xét xử đầu tháng 10/2014, TAND tỉnh BP đã ra quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung cho Viện KSND tỉnh BP do nhận thấy tuổi trong bản kết luận giám định độ tuổi của cháu Quyên lớn hơn trong giấy khai sinh 02 tuổi, với kết quả đó thì Quyên tại thời điểm xảy ra vụ án đã trên 13 tuổi.

    Qúa trình kiểm sát điều tra bổ sung vụ án, Viện KSND tỉnh BP đã phát hiện việc Bé nhờ Tư đi giám định độ tuổi thay Quyên. Đầu tháng 01/2015 Viện KSND đã chuyển hồ sơ vụ việc đến Cơ quan ANĐT – Công an tỉnh Bình Phước để điều tra, kết luận xử lý về hành vi của Nguyễn Thị Bé thực hiện.

     Cơ quan An ninh điều tra – Công an tỉnh Bình Phước đã ra Quyết định khởi tố bị can Nguyễn Thị Bé về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” theo Điều 267 BLHS. Vì B đưa cháu Tư thay thế cho cháu Quyên để lừa dối cơ quan giám định là Viện pháp y Quốc gia – Phân viện tại thành phố Hồ Chí Minh tiến hành giám định và ban hành ra Kết luận giám định pháp y về độ tuổi mang tên Nguyễn Thị Quyên có nội dung không đúng sự thật, nhằm mục đích lừa dối các Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để chuyển tội danh cho Nguyễn Văn Tùng.

    Qua nghiên cứu nội dung vụ án trên, hiện có 03 quan điểm khác nhau như sau:

    1. Thống nhất với quan điểm của Cơ quan An ninh điều tra – Công an tỉnh BP, Nguyễn Thị B phạm tội “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” theo Điều 267 BLHS.

    2. Hành vi của Nguyễn Thị Bé có dấu hiệu tội “Cung cấp tài liệu sai sự thật” theo Điều 307 BLHS. Vì Bé dùng cháu Tư thay thế cho cháu Quyên để tiến hành giám định độ tuổi là hành vi gian dối, không đúng sự thật và đã sử dụng kết luận giám định đó đem nộp cho các cơ quan tiến hành tố tụng.

    3. Hành vi của Nguyễn Thị Bé chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo Điều 267 và Điều 307 BLHS.

    Nhằm xác định hành vi của Bé có phạm tội hay không? Tội gì? Rất mong bạn đọc tham gia viết bài, phân tích. Mọi ý kiến của bạn đọc bình luận ý kiến hoặc gửi về mail:phongtkbp@yahoo.com.vn

    (Lưu ý: Tên thật của Bị can và một số người liên quan đã thay đổi).

                                                                  Tác giả

                                                                 Hoàng Công

     
    10470 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #410754   23/12/2015

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Thứ nhất
    Việc giám định trong vụ án hình sự thì ban cần xem xét ai là người có thẩm quyền tiến hành, trưng cầu giám định? Bị hại hoặc bị cáo có quyền tự giám định không? Bạn lưu ý trình tự thực hiện việc giam định theo quy định của Luật giám định nhé.

    Điều 267. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

    1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội nhiều lần;

    c)  Gây hậu quả nghiêm trọng;

    d) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.

    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi  triệu đồng.

    Thứ hai:

    Tình huống bạn nêu là đã có kết luận giám định của trung tâm giám định, quyết định này là có thật? Được chính cơ quan giám định ban hành? Nếu câu trả lời của bạn là đúng thì kết luận giám định đó không phải là giả mà chỉ là đối tượng giám định không đúng mà thôi.

    Điều 307. Tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật

    1. Người giám định, người phiên dịch, người làm chứng nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc  cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến  một  năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba  năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.

    4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Tóm lại xét cả hai quy định và điều luật trên thì chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 267 hoặc Điều 307 Bộ luật Hình sự bạn nhé.
     

    Trên đây là quan điểm của tôi mong nhận được sự phản hồi để cùng trao đổi, tích lũy kinh nghiệm,

    Luật sư: DƯƠNG VĂN MAI - CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG - TƯ VẤN LUẬT GỌI 1900 6280

    Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

    Email: Lsduongmai@gmail.com - http://www.luatbachduong.vn

    Lĩnh vực hoạt động:

    1. Tư vấn pháp luật http://luatbachduong.vn/luat-su-tu-van

    2. Luật sư giải quyết các vụ án hình sự, tranh chấp: dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai, thừa kế di chúc,Ly hôn... http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-tham-gia-to-tung

    3. Luật sư đại diện ngoài tố tụng http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-dai-dien-ngoai-to-tung

    4. Dịch vụ pháp lý khác - http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/cac-dich-vu-phap-ly-khac

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LuatSuDuongVanMai vì bài viết hữu ích
    vksbinhphuoc (23/12/2015)