Khơi thông nguồn vốn

Chủ đề   RSS   
  • #218314 07/10/2012

    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

    Khơi thông nguồn vốn

    Theo một khảo sát và ghi nhận từ cộng đồng DN, năm 2012, cụm từ khiến các DN VN quan tâm nhiều nhất chính là “vốn” và “lãi suất”. Và điều đó khiến các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia, ngân hàng lẫn DN đều đau đáu câu hỏi: Làm thế nào để khơi thông vốn, giúp dòng tiền đang ứ đọng chảy tới nơi cần vốn, giúp vòng quay tạo tiền trong nền kinh tế được đẩy nhanh hơn, cũng như giúp DN có thể quản lý dòng tiền hiệu quả hơn ?

     

    Không chỉ DN mong tiếp cận được ngân hàng mà các ngân hàng cũng mong được đồng hành cùng DN (Ảnh: Nhân viên HDBank tư vấn cho khách hàng DN)

    Diễn đàn “khai thông nguồn vốn và quản lý dòng tiền hiệu quả” sẽ đồng hành DN đi tìm các giải pháp trả lời cho câu hỏi này.

    Đi tìm câu hỏi “vì sao?”

    Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, nền kinh tế nước ta bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi, trong quý 3 lạm phát giảm mạnh so với quý 1 và quý 2, tốc độ tăng trưởng GDP cao dần. Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 8/1012 tăng 2,86% so với cuối năm 2011, lạm phát cả năm có thể đạt 7-8%. Về tăng trưởng GDP dự toán đạt 4,8% cho 3 quý đầu năm. Về chính sách, Chính phủ và Ngân hàng nhà nước cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ DN như Nghị quyết13/NQ-CP của Chính phủ; Thông tư20/2012/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước ngày 8/6/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số14/2012/TT-NHNN ngày 4/5/2012 quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng VN của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế. Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng VN tối đa chỉ còn 13%/năm. Song song, NHNN cũng chỉ đạo các NHTM kéo lãi suất các khoản vay cũ về mức tối đa 15% và theo thống kê của NHNN, đã có khoảng trên 70% các khoản vay cũ được điều chỉnh về mức lãi suất này.

    Tuy lãi suất đã giảm, nhưng thực tế cho thấy nhiều DN vẫn khó tiếp cận vốn vay vì lâm vào tình trạng nợ xấu. Thiếu vốn, không có “máu” nuôi cơ thể, nhiều DN  đã giải thể, phá sản. Bên cạnh đó vẫn có hàng trăm ngàn DN cũ, mới đang hoạt động, vẫn có thị trường tiêu thụ, vẫn có khách hàng, nhưng phải giảm quy mô hoạt động, giảm việc làm. Nguyên do cũng là thiếu vốn. Nhìn chung, với cơ cấu vốn phụ thuộc lớn vào hệ thống tín dụng, điều mong mỏi của hầu hết các DN vẫn là tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng, đi cùng là lãi suất hợp lý.

    Trong khi một nghịch lý đang diễn ra là: Nhiều NHTM đã tăng trưởng nguồn tiền huy động, dư dả thanh khoản, nhưng vẫn phải đặt tiêu chí an toàn vốn lên hàng đầu, không dám cho vay ra DN một cách thiếu thận trọng. “Phòng thủ” an toàn vốn trong thời kinh doanh vốn ngày càng khó khăn là điều tối cần thiết với các NHTM hiện nay, tránh để đồng vốn huy động được trở thành các khoản nợ mất vốn và tránh “đổ nợ xấu” cho nền kinh tế. Nhưng, huy động mà không cho vay được chung quy lại cũng là một “bi kịch” của chính các ngân hàng. Do đó, không chỉ DN mong tiếp cận được ngân hàng mà các ngân hàng cũng mong được đồng hành cùng DN. Lợi ích của DN chính là lợi ích của ngân hàng.

    Đồng hành cùng DN

    Theo khảo sát của Cục Phát triển DN - Bộ KH - ĐT, tính đến cuối tháng 6/2012, trên cả nước có 658.645 DNVVN đăng ký thành lập, trong đó 468.023 DN đang hoạt động (chiếm khoảng 71,1%). Tuy nhiên, chỉ tính trong 7 tháng đầu năm 2012, số DN tạm nghỉ kinh doanh đã lên tới trên 20.000, trong số đó, chiếm hầu hết là các DNVVN. Ông Phạm Ngọc Hưng - Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP HCM phân tích: Các DN lớn thường đạt các tiêu chuẩn để xét vay tín dụng của các NH căn cứ trên tài sản thế chấp giá trị lớn, trong khi các DNVVN thì không có nhiều tài sản hoặc nếu có cũng được định giá rất thấp, không đảm bảo điều kiện duyệt vay. “Những DN nào đã khó về vốn thì vẫn hoàn khó. Có nhiều DN phản hồi là các NH đều sẵn sàng cho vay tín dụng, nhưng để vượt qua các rào cản kỹ thuật của họ là cả một vấn đề. Chưa kể các tiêu chuẩn của NH thì phần lớn các DN cũng có nợ đọng chưa giải quyết được nên không thể tiếp cận vốn mới” - ông Hưng nói.

    Một số liệu khác cũng cho thấy, khó khăn về vốn của các DN: Căn cứ trên công b�� của Bộ Tài chính 6 tháng đầu năm nay về tổng thu NSNN đạt 46,7% dự toán năm, giảm 1,7% so với cùng kỳ; và tính đến hết tháng 6/2012, có tới 120.000 lượt DN làm thủ tục gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT tháng 4 - 5/2012 theo Nghị quyết13/NQ-CP, với tổng số tiền thuế gia hạn khoảng 5.500 tỉ đồng, trong đó phần lớn là DNVVN. Song song, theo số liệu từ NHNN, tính đến ngày 7/9, tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống tín dụng chỉ đạt 1,82%, rất xa so với chỉ tiêu 8-10% của cả năm. Mặc dù ở một số NH quốc doanh, dư nợ vay các lĩnh vực ưu tiên tăng mạnh với tỉ lệ dư nợ cho vay nhóm này chiếm khoảng 45% trong tổng dư nợ và tăng trưởng mạnh khoảng 35% so với cùng kỳ năm trước, nhưng ở hầu hết các NH, tín dụng DN nhỏ và vừa lại giảm mạnh. Dư nợ mới không tăng chứng tỏ các NH hầu như không giải ngân được bao nhiêu, trong khi các DN lại vẫn đang có nhu cầu vay vốn, thậm chí DN mong muốn được sử dụng đồng tiền thuế để làm vốn tạm, đơn cử sau các quyết định giãn, hoãn thuế thu nhập DN tính từ thời điểm tháng 5/2012, đã có hàng ngàn DN được hồi sinh. Điều đó cho thấy vốn không chỉ là câu chuyện trường kỳ suốt cả năm 2012, mà hơn lúc nào hết, lúc này DN cũng đang rất cần nguồn mạch vốn để hỗ trợ khơi thông các vấn đề đang tồn tại như hàng tồn kho tăng lên và sức mua giảm xuống. Có sức sống có vốn, DN lại cũng phải tính đến chuyện quản lý dòng tiền hiệu quả. Chi tiêu và sử dụng đồng vốn phù hợp thì DN được, mà NH cũng đảm bảo được đồng vốn cho vay, NH giảm tải được nợ xấu cũng như triệt tiêu triển vọng nợ xấu của tương lai.

    Vốn không chỉ là câu chuyện trường kỳ mà hơn lúc nào hết, hiện nay DN cũng đang rất cần nguồn mạch vốn để khơi thông các vấn đề đang tồn tại như hàng tồn kho tăng lên và sức mua giảm xuống.

    Vào thời điểm quý IV/ 2012, hầu hết các DN đều gia tăng công suất để sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh kết quả trong mùa lễ tết. Theo đó, nhu cầu vốn chắc chắn tăng lên. DN sẽ rất cần những đồng vốn họ có cơ hội tiếp cận được – Những đồng vốn với mức lãi suất hợp lý, cho DN hấp thu được và qua đó, nền kinh tế cũng hấp thụ được. Chỉ có như vậy, DN mới sống, nền kinh tế mới nhanh chóng phục hồi, sớm lấy lại ưu thế của một quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh trong khu vực.

    Thông qua cái nhìn toàn cảnh trung thực, chính xác về diễn biến kinh tế vĩ mô, chính sách và đặc biệt là bức tranh của hệ thống tín dụng từ các diễn giả là những chuyên gia đầu ngành kinh tế - tài chính; Diễn đàn sẽ là bước đột phá, thực sự “khơi thông nguồn vốn” cho DN.

    HDBank sẽ cung cấp cho DN các gói tín dụng ưu đãi với nguồn vốn tốt

    Cùng phối hợp tổ chức Diễn đàn “khai thông nguồn vốn và quản lý dòng tiền hiệu quả”, HDBank sẽ gửi đến DN các gói hỗ trợ thiết thực.

    HDBank sẽ cung cấp cho DN các gói tín dụng ưu đãi với nguồn vốn tốt. Đây là một trong những chương trình ưu đãi thiết thực của HDBank dành cho DN. Bởi thực tế hiện nay, hầu hết các DN đều gặp khó khăn về nguồn vốn để duy trì và thúc đẩy các hoạt động sản xuất - kinh doanh. Đặc biệt, vào thời điểm những tháng cuối năm, nhu cầu về vốn của các DN càng trở nên cấp thiết. Hơn lúc nào hết, đây là giải pháp thiết thực, góp phần cùng DN thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Một trong số đó là gói hỗ trợ tín dụng 1.000 tỉ đồng với lãi suất ưu đãi chỉ 9%/ năm nhằm giúp DN phát triển sản xuất kinh doanh trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Theo đó, tất cả những DN đáp ứng các điều kiện cho vay của HDBank đều có thể tham gia gói tín dụng ưu đãi với mức lãi suất thấp nhất 9%/năm. Phạm vi áp dụng của gói tín dụng này cũng được mở rộng trên toàn hệ thống HDBank cả nước, với thời gian thực hiện cho đến ngày 31/12/2012 hoặc đến ngày giải ngân hết giá trị của chương trình. Trước đó, HDBank cũng đã triển khai liên tiếp các gói cho vay ưu đãi lãi suất cực kỳ hấp dẫn, giúp DN dễ dàng tiếp cận hơn với nguồn vốn.

    Mới đây, HDBank cũng triển khai nhiều chương trình ưu đãi thiết thực như: HD SME Business, HD Biz Account, Tháng Vàng ưu đãi DN… Bên cạnh đó, những chương trình chăm sóc khách hàng cũng thường xuyên được triển khai. Những tiện ích của các chương trình ưu đãi này ngày càng thể hiện những nỗ lực không ngừng đổi mới, cải tiến sản phẩm của HDBank nhằm phục vụ khách hàng ngày một hoàn thiện hơn.

    Không chỉ được hỗ trợ nguồn vốn tốt, tham gia các chương trình ưu đãi hấp dẫn… DN còn nhận được các ưu đãi thiết thực từ các dịch vụ do HDBank cung cấp như: dịch vụ quản lý dòng tiền, dịch vụ ngân hàng trực tuyến, miễn/giảm phí dịch vụ thu - chi hộ, chi hộ lương cho CBNV… Đội ngũ chuyên viên của HDBank sẽ luôn tận tình hỗ trợ DN hoàn thành các thủ tục, tư vấn những giải pháp tài chính hiệu quả và giải ngân nhanh chóng.

    Đây đều là những ưu đãi mà HDBank triển khai nhằm thực hiện theo chủ trương của Chính phủ và NHNN giúp DN tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn và chi phí lâu năm. Theo ông Nguyễn Hữu Đặng – Tổng Giám đốc HDBank: “Thực hiện cam kết lợi ích cao nhất cho khách hàng, đối tác và cộng đồng xã hội, HDBank không ngừng sáng tạo các sản phẩm tiện ích, các chương trình ưu đãi hỗ trợ kịp thời cho DN và người dân trong thời gian qua. Với thế mạnh về tiềm lực tài chính vững mạnh và nền tảng công nghệ hiện đại, HDBank cam kết hỗ trợ các DN không những bằng nguồn vốn với lãi suất thấp mà còn được hưởng nhiều ưu đãi từ các dịch vụ tiện ích thiết thực khác”.

     
    Diễn đàn sẽ có sự tham dự của Phó Tổng thư ký VCCI, Giám đốc VCCI TP HCM ông Võ Tân Thành; Phó giám đốc Ngân hàng nhà nước VN tại TP HCM, ông Nguyễn Văn Dũng, TS. Lê Thị Kim Xuân – Trưởng đại diện Hiệp hội ngân hàng Việt Nam tại TP HCM; TS Trần Du Lịch, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách – tiền tệ Quốc hội; TS Nguyễn Văn Hiến - Phó Hiệu trưởng trường ĐH Tài chính – Marketing, TS Nguyễn Thị Mỹ Dung - Trưởng khoa Ngân hàng, trường ĐH Tài chính – Marketing; lãnh đạo ngân hàng HDBank và hơn 200 đại biểu đại diện cho các bộ, ngành, các hiệp hội, các chuyên gia kinh tế độc lập, các DN tại TP HCM và các tỉnh lân cận. 

    Lê Mỹ - Mai Anh

    Cập nhật bởi nguyenvantongnvt ngày 08/10/2012 01:00:14 SA
     
    3444 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận