KHỞI NGHIỆP – DÂN LUẬT VÀ NHỮNG LỢI THẾ

Chủ đề   RSS   
  • #471503 19/10/2017

    taigioi1995
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 6302
    Cảm ơn: 153
    Được cảm ơn 179 lần


    KHỞI NGHIỆP – DÂN LUẬT VÀ NHỮNG LỢI THẾ

    Có một câu nói mà tôi rất tâm đắc của người sáng lập ra tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới Steve Jobs “Thời gian của bạn là có hạn, nên đừng sống vì cuộc đời của người khác”. Tôi tâm đắt là bởi vì nó rất đúng và truyền cho tôi một nguồn cảm hứng bất tận. Nó thôi thúc tôi có một niềm tin mãnh liệt vào tương lai do chính mình gầy dựng. Thời gian của chúng ta rất có hạn thế nên đừng sống và giúp người khác xây dựng ước mơ của họ mà hãy bắt đầu xây dựng tương lai, ước mơ của chính mình ngay khi có thể. Chỉ có thể là khởi nghiệp.

    Đối với tôi là một người tốt nghiệp ngành luật, với ngành học này, mọi người cứ nghĩ sau khi ra trường chúng tôi sẽ là những luật sư, kiểm sát viên hay một thẩm phán ngồi oai vệ điều khiển phiên toà. Đó là chỉ là những ngành nghề đúng với chuyên môn mà chúng tôi có thể làm sau khi ra trường, nhưng tôi không tự tạo cho mình một giới hạn về nghề nghiệp. Tôi có ước mơ của mình và học luật là bệ phóng, là đòn bẩy và là hành trang rất lớn để tôi khởi nghiệp để tạo cho mình một tương lai mơ ước.

    Tại sao tôi lại nói học luật là một đòn bẫy giúp tôi thực hiện ước mơ?

    Chúng ta biết rằng pháp luật điều chỉnh tất cả mọi quan hệ trong xã hội, chúng ta làm tất cả mọi thứ đều phải trong vòng kiểm soát của pháp luật. Kinh doanh cũng thế, nếu khi kinh doanh chúng ta không nắm được pháp luật thì chúng ta sẽ đối diện với rất nhiều rủi ro pháp lý, gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

    Khi tôi khởi nghiệp, tôi đã nắm được một số vấn đề pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh của tôi, mặc dù không thể biết hết nhưng quan trọng là tôi biết cách để tìm hiểu cũng như có kỹ năng để nghiên cứu, giải quyết những vấn đề pháp lý mà tôi gặp phải. Hơn hết, tôi có thể tự mình làm được các công việc pháp lý mà cần phải làm đối với hoạt động kinh doanh mà không phải thuê dịch vụ pháp lý. Ở đây, tôi có thể tiếc kiệm được rất nhiều chi phí cho các công việc pháp lý, rất phù hợp với một người khởi nghiệp có nguồn vốn hạn hẹp như tôi.

    Tôi có thể tự mình nghiên cứu và làm những công việc pháp lý từ khi tôi mới bắt đầu hoạt động kinh doanh đến trong quá trình hoạt động cũng như những công việc về quản trị, điều hành công việc kinh doanh của tôi. Những công việc pháp lý mà tôi cũng như những bạn khởi nghiệp phải quan tâm và làm khi kinh doanh:

    1. Những công việc về đăng ký kinh doanh như đăng ký thành lập doanh nghiệp, thông báo mẫu con dấu, công bố thông tin doanh nghiệp…
    2. Những công việc trong quá trình hoạt động như những công việc về thuế, kế toán, lao động, sở hữu trí tuệ…
    3. Những công việc vể quản trị, điều hành một doanh nghiệp như họp đại hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh…

    Những công việc trên chỉ là những đại diện trong hàng trăm công việc pháp lý mà trong quá trình hoạt động kinh doanh chúng ta phải gặp và giải quyết. Những công việc pháp lý được thực hiện trôi chảy và đúng quy định thì hoạt động kinh doanh chúng ta tránh được cá rủi ro về mặt pháp lý và đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình.

    Đó chính là lý do tại sao tôi lại nói rằng học Luật là một bước bệ phóng giúp tôi khởi nghiệp. Và từ đó cũng thấy rằng người học luật ra cơ hội nghề nghiệp rất rộng mở, coo1 thể làm việc được rất nhiều lĩnh vực.

    Trên đây là câu chuyện khởi nghiệp của một người học luật. Thế thì bạn khởi nghiệp như thế nào? Những vấn đề pháp lý của bạn gặp trong quá trình khởi nghiệp bạn xử lý ra sao? Tự tìm hiểu, nhờ bạn bè, thuê dịch vụ pháp lý hay có đội ngũ hỗ trợ pháp lý riêng? Đây là câu hỏi đầy trăn trở của rất nhiều người khởi nghiệp.Việc tự nghiên cứu hàng trăm công việc pháp lý một cách chi tiết là một chuyện rất khó với một người không được đào tạo về luật. Nhờ bạn bè thì chỉ cũng chỉ ở một mức độ nào đó. Thuê luật sư hay dịch vụ pháp lý thì không đủ tiền. Thuê một đội ngũ hỗ trợ pháp lý hay nôm na là phòng pháp chế của một doanh nghiệp thì quy mô kinh doanh mình có đủ lớn, đủ tiền để có đội ngủ này. Thật khó khăn cho những vấn đề pháp lý đúng không?

    Bạn chọn đã chọn hay sẽ chọn những cách giải quyết các công việc pháp lý nào khi khởi nghiệp?

     
    13520 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn taigioi1995 vì bài viết hữu ích
    ECityWorks (19/08/2020) hkhduy (31/10/2017) chinamnhi (24/10/2017) DT_DA (19/10/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận