Khởi kiện khi bị sa thải trái pháp luật?

Chủ đề   RSS   
  • #554725 11/08/2020

    Huuduchp310892

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 7 lần


    Khởi kiện khi bị sa thải trái pháp luật?

    Em kính chào các luật sư, em có một số vấn đề rất mong được các luật sư tư vấn giúp đỡ. 

    Em vào làm công ty từ ngày 2/12/2019 đến ngày 22/6/2020 công ty mới kí kết hợp đồng lao động với e là hợp đồng không xác định thời hạn e có đọc kĩ hợp đồng sau đó e mới kí nhưng công ty không giao lại e 1 bản hợp đồng 

    Tới ngày 8/7/2020 e có cãi nhau với ng làm cùng bộ phận. Ngày 9/7/2020 e bị gọi lên văn phòng viết bản tường trình ngày 11/7/2020 e nhận văn bản chấm dứt hợp đồng của công ty với lý do e gây gổ đánh nhau và yêu cầu e ra khỏi công ty luôn . Sau đó e có lên văn phòng lấy 1 bản hợp đồng và tất cả giấy tờ liên quan tới ngày e làm việc tại công ty nhưng công ty không giao lại cho e. 

    E muốn viết đơn khởi kiện thì phần nội dung khởi kiện nên viết những gì ạ và e lên đòi bồi thường mức như nào là hợp lý nhất ạ ? Theo như e tìm hiểu thì gồm có 

    - Ít nhất 2 tháng lương cơ bản ( e có thể yêu cầu tòa xử lí với mức nào ? ) 

    - Tiền lương từ ngày e bị sa thải tới ngày khởi kiện hay tới ngày diễn ra phiên sơ thẩm ạ ? 

    - Tiền do vi phạm quy định về thời gian báo trước 

    - Tiền Bhxh trong khoảng thời gian nào ạ ? 

    Em có thể yêu cầu tiền bồi thường tổn thất tinh thần được không nếu có thì nên yêu cầu bao nhiêu tháng lương cơ bản ? 

    Kính mong các luật sư giúp đỡ e xin cảm ơn ạ.

    Cập nhật bởi Huuduchp310892 ngày 11/08/2020 07:26:51 PM
     
    8292 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Huuduchp310892 vì bài viết hữu ích
    admin (09/12/2021) ThanhLongLS (14/08/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #554883   13/08/2020

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Căn cứ theo quy định tại Điều 126 Bộ luật lao động năm 2012, người lao động sẽ bị xử lý kỷ luật sa thải trong trường hợp sau đây:

    1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

    2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

    Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

    3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

    Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

    Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động phải thực hiện theo Điều 123, 124 Bộ luật lao động. Xử lý kỷ luật sa thải phải tuân thủ theo trình tự xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP của chính phủ ngày 12 tháng 01 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động .

    Lưu ý: Chỉ được xử lý kỷ luật lao động khi hành vi vi phạm đó được quy định cụ thể tại Nội quy lao động đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Riêng xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải thì phải được quy định trong nội quy lao động và tuân theo Điều 126 BLLĐ.

    Tuy nhiên, nếu người sử dụng lao động thực hiện việc xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động trái quy định tại các điều 123,124,126 Bộ luật lao động và điều 30 nghị định 05/2015/NĐ-CP thì được coi là xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải trái pháp luật. Người lao động có thể tiến hành khiếu nại về kỷ luật lao động theo quy định tại Điều 33 Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Cụ thể:

    Nếu người lao động bị xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải là không thỏa đáng thì người bị kỷ luật sa thải làm đơn khiếu nại đến người sử dụng lao động, hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

    Trường hợp người sử dụng lao động đã có hành vi sa thải, đuổi việc nhân viên trái luật, người lao động tiến hành khởi kiện ra Tòa án cấp huyện, nơi có trụ sở của người sử dụng lao động.

    Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết. Tuy nhiên, đối với tranh chấp hợp đồng lao động theo dạng sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải (Điều 201 Bộ luật lao động 2012).

    Người khởi kiện phải nộp cho Tòa án những loại giấy tờ, tài liệu chứng minh cho quan hệ lao động; những giấy tờ, tài liệu chứng minh cho sự kiện tranh chấp giữa các bên như:

    Đơn khởi kiện sa thải trái luật;

    Hợp đồng lao động;

    Quyết định kỷ luật sa thải;

    Biên bản họp kỷ luật sa thải;

    Giấy tờ nhân thân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân,…)

    Khi người khởi kiện nộp đơn khởi kiện vụ án lao động và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn đến Tòa án thì Tòa án là kiểm tra đơn khởi kiện, nếu hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ tiến hành thụ lý giải quyết.

    Bên cạnh việc khởi kiện vụ án yêu cầu tòa giải quyết bảo vệ quyền lợi cho bản thân khi bị chủ sử dụng lao động sa thải trái pháp luật. Người lao động có thể tố cáo người sử dụng lao động lên cơ quan có thẩm quyền cì hành vi không ký  hợp đồng lao động, làm việc mà không có hợp đồng. Quyền được tố cáo được pháp luật quy định là quyền của người lao động khi phát hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/08/2020) Huuduchp310892 (25/08/2020) vouyenchi511@gmail.com (14/08/2021)
  • #555693   25/08/2020

    Huuduchp310892
    Huuduchp310892

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 7 lần


    Sa thải trái pháp luật

    Em cảm ơn luật sư. E hôm nay có lên tòa án nhân dân nơi cty đặt trụ sở nộp đơn khởi kiện. Vì công ty đến giờ vẫn không trả e 1 bản hợp đồng lao động nên e không có hợp đồng lao động. Công ty chỉ có quyết định sa thải mà không có biên bản cuộc họp kỉ luật rồi yêu cầu e ra khỏi công ty. E cũng đã yêu cầu công ty trả lại e 01 bản hợp đồng nhưng phía công ty họ nhất định không giả 

    Vì thế nên giấy tờ chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện e chỉ có quyết định sa thải ( trong đó có lý do sa thải, có thể hiện việc đã ký kết hợp đồng với e và số hiệu của bản hợp đồng đó ) và biên bản làm việc từ ngày 21/5 về việc sẽ ký kết hợp đồng lao động với e . Kèm theo ảnh chụp lương tháng 5 photo ( công ty không có thang lương bảng lương cho người lao động giữ, chỉ có duy nhất tháng đó có thể hiện 140.000 1 ngày công và 130.000đ tiền phụ cấp nên e chụp lại lương tháng đó). Người tiếp nhận đơn nói vẫn thiếu nhiều nhưng vẫn nhận đơn sau này thẩm phán họ sẽ hướng dẫn e . 

    Mong luật sư trả lời giúp em 2 vấn đề :

    1 . Với giấy tờ kèm theo đó liệu tòa án có thụ lý vụ kiện của e không ạ ? Và thời gian tới lúc xử lí vụ kiện sẽ là bao lâu ạ ? 

    2 . Em nên làm gì tiếp theo để củng cố chứng cứ theo quy định của pháp luật với việc công ty không giao lại bản hợp đồng cho e như vậy ạ ? 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Huuduchp310892 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/08/2020)
  • #556396   30/08/2020

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Khi bạn muốn khởi kiện ra toà về việc công ty sa thải hoặc chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì hồ sơ cần thiết bao gồm Hợp đồng lao động và Quyết định chấm dứt HĐ lao động hoặc quyết định sa thải, thông báo cho nghỉ. Do giữa bạn và công ty đã ký hợp đồng lao động, có quyết định nghỉ việc và công ty không giao hợp đồng lao động cho bạn nên trong trường hợp này bạn cần chứng minh được việc bạn có đi làm thực tế ở công ty và hai bên có phát sinh quan hệ lao động. Việc chứng minh sẽ thông qua các tin nhắn, email trao đổi của bạn với công ty, tiền lương hàng tháng, việc bạn chấm công khi làm việc, người làm chứng...

    Dựa theo các quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thời gian giải quyết tranh chấp lao động sẽ tương tự như giải quyết một vụ án dân sự. Cụ thể:

    - Tòa án nhận đơn:

    + Nộp đơn trực tiếp, trực tuyến: Cấp/thông báo xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện.

    + Nộp đơn qua dịch vụ bưu chính: Gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn.

    - Tòa án xử lý đơn:

    + Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

    + Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán xem xét ra một trong các quyết định: yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; tiến hành thủ tục thụ lý theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn; chuyển đơn cho Tòa án có thẩm quyền; trả lại đơn khởi kiện.

    - Tòa án thụ lý vụ án:

    + Trong 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo, người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí.

    Xem thêm: 8 trường hợp người lao động kiện mà không mất án phí

    + Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, các bên tranh chấp, cơ quan, tổ chức có liên quan được thông báo về việc Tòa đã thụ lý vụ án.

    - Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết:

    Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.

    - Đương sự gửi ý kiến đối với yêu cầu của nguyên đơn:

    Trong 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo.

    - Chuẩn bị xét xử vụ án:

    Thời gian chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp lao động là 02 tháng kể từ ngày thụ lý. Trường hợp vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì gia hạn không quá 01 tháng.

    - Xét xử sơ thẩm vụ án:

    Trong 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

    - Giao, gửi bản án:

    Trong 10 ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

    - Bản án có hiệu lực:

    Bản án và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày tuyên án.

    Như vậy, với vụ tranh chấp lao động thông thường (cấp sơ thẩm, không tạm hoãn, tạm ngừng, không bị kháng cáo, kháng nghị) thì mất khoảng 06 tháng để được giải quyết.

    Căn cứ những phân tích nêu trên, bạn là 1 bên tranh chấp trong quan hệ lao động nên cân nhắc lựa chọn phương thức giải quyết hợp lý, hiệu quả.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/08/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;