Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng

Chủ đề   RSS   
  • #535913 29/12/2019

    kaitokid11

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2019
    Tổng số bài viết (48)
    Số điểm: 1500
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 42 lần


    Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng

    Xin chào!

    Tôi có câu hỏi mong anh chị giúp đỡ: Chi nhánh Ngân hàng tôi có cho DN A vay vốn để đầu tư dự án. Do SXKD khó khăn nên không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ theo HĐTD, mặt khác chủ DN này không phối hợp trong việc ký Hợp đồng tín dụng kế thừa quyền và nghĩa vụ, Hợp đồng bảo đảm tiền vay và không hợp tác trong làm việc. Hiện nay KH này đang còn khoản nợ lãi tiền vay: 4,5 tỷ đồng. Chi nhánh Ngân hàng đã báo cáo Hội sở chính và đã được Hội sở chính chấp thuận cho chủ trương khởi kiện khách hàng này.

    Tôi muốn TVPL trợ giúp pháp lý về trình tự thủ tục và các bước tiến hành trong việc khởi kiện khách hàng này.

    Trân trọng cảm ơn!

     
    6288 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kaitokid11 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/12/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #535921   29/12/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Căn cứ Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì trong trường hợp ngân hàng đã áp dụng các biện pháp cần thiết để yêu cầu khách hàng trả tiền khoản vay mà khách hàng vẫn không trả thì ngân hàng có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

    “Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án

    Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”

    - Hồ sơ, trình tự để khởi kiện.

    + Đơn khởi kiện

    Hình thức và nội dung đơn khởi kiện được quy định tại Điều 189 Luật Tố tụng dân sự 2015. Cụ thể:

    “Điều 189. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện

    Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

    4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

    a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

    b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

    c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

    Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

    d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

    đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

    e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

    Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

    g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

    h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

    i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.”

    + Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

     

    - Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì Ngân hàng gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định tại Điều 35, Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. 

    - Sau khi nộp đơn đến Tòa án thì Tòa án sẽ xem xét xử lý đơn khởi kiện và quyết định có thụ lý vụ án không theo trình tự được quy định tại Điều 191 đến Điều 197.

    - Bạn xem đơn khởi kiện tại Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP biểu mẫu trong tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành

     
    Báo quản trị |