Khởi kiện đòi lại tiền mua đất bằng giấy tay không làm sổ đỏ được

Chủ đề   RSS   
  • #27437 22/08/2009

    eman

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Khởi kiện đòi lại tiền mua đất bằng giấy tay không làm sổ đỏ được

    Thưa luật sư,
    Tháng 9 năm 2008, tôi có mua một mảnh đất giấy tờ viết tay. Theo hợp đồng thì tôi giao người bán 280 triệu, số tiền còn lại là 100 triệu thì dùng để làm sổ đỏ, làm sổ đỏ  xong còn dư lại thì đưa cho người bán.
    Đến nay không thể làm sổ đỏ cho miếng đất được, vậy tôi có thể yêu cầu người bán trả lại số tiền 280 triệu ban đầu và hủy hợp đồng không?
    Nếu người bán không đồng ý thì tôi có thể kiện đòi lại số tiền trên hay không?
    Kính mong luật sư tư vấn giúp cho tôi trường hợp này.
    Cập nhật bởi lethigam_ms vào lúc 22/08/2009 15:41:48
     
    9194 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #27438   18/08/2009

    lshailong
    lshailong
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2009
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 1630
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 24 lần


    Câu hỏi không chính xác

    Theo như bạn trình bày thì:
    - Giấy tờ mua bán viết tay
    - Bạn là người đi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận QSDD

    Trong thực tế nếu việc mua bán thực hiện như trên sẽ không bao giờ có thể làm được thủ tục xin cấp giấy CNQSDD

    Vì:
    - Hợp đồng chuyển nhượng phải có công chứng
    - Giấy tờ nhà, đất phải hợp lệ

    Bạn nên đặt lại câu hỏi cho chính xác để được tư vấn
    Chào bạn

    TRƯỞNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HẢI LONG

    Địa chỉ: 222 ngõ Quỳnh - Quỳnh Lôi - Hai Bà Trưng - Hà Nội

    Email: vplshailong09@gmail.com

    Website: www.vplshailong.com

    Tel: 043 6254783

    Fax: 043 6254784

    Mobile: 0904 123516

     
    Báo quản trị |  
  • #27439   19/08/2009

    tiennon
    tiennon

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2008
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin hỏi Luật sư
    Hợp đồng đặt cọc cho việc sẽ chuyển nhượng, tặng cho không công chứng, chứng thực thì có giá trị pháp lý hay không? Nôi dung HĐ không trái đạo đức, trái pháp luật.
    Cảm ơn LS

    Cập nhật bởi tiennon vào lúc 19/08/2009 11:05:06
     
    Báo quản trị |  
  • #27440   20/08/2009

    phutuyen
    phutuyen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2009
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Hợp đồng đặc cọc

    Hợp đồng đặc cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay hợp đồng đặc nói chung. Hình thức ký kết có công chứng hoặc chứng thực là tốt nhất.Tuy nhiên điều kiện không bawsrt buộc đối với hợp đồng đặc phải có công chứng. Do đó nếu có tranh chấp, hợp đồng đặc cọc loại này được xem là cơ sở giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên hợp đồng đặc cọc không áp dụng trong việc tặng cho như bạn đề caafp trong câu hỏi. Vì chủ thể trong tặng cho là người có quyền trừ trường hợp được ủy quyền để thực hiện hợp đồng tặng cho thay cho chủ thể khác (trường hợp này là Hợp đồng ủy quyền va có thể tồn tại Hợp đồng công "thuê thực hiện nhiệm vụ đại diện tặng cho" nếu có. Tham khảo Điều 358 BLDS.
     
    Báo quản trị |  
  • #27441   20/08/2009

    viendanho
    viendanho

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2009
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Đặt cọc là một biện pháp thực hiện nghĩa vụ dân sự được áp dụng phổ biến trong giao dịch mua bán nhà ở. Tòa án thường phải giải quyết quan hệ đặt cọc cùng với giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở.

    Đặt cọc cũng là một giao dịch dân sự, không phải là một phần của hợp đồng mua bán nhà ở nên không phải cứ hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu thì đặt cọc vô hiệu. Đặt cọc có hiệu lực khi đảm bảo đủ các điều kiện quy định tại điều 122 BLDS 2005 (điều 131 BLDS 1995), trong đó về hình thức phải được lập thành văn bản (Điều 363 BLDS 2005); không đòi hỏi như hợp đồng mua bán nhà ở phải được công chứng, chứng thực.

    Giao dịch đặt cọc có thể chỉ đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng (có trước hợp đồng mua bán nhà ở và độc lập với hợp đồng) cũng có thể chỉ để thực hiện hợp đồng hoặc vừa đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng vừa đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng (có thể được ghi ngay vào hợp đồng mua bán nhà ở nhưng phải phân biệt đặt cọc là một giao dịch đảm bảo thực hiện hợp đồng cứ không phải là một nội dung của hợp đồng).

    Hiện nay việc giải quyết về giao dịch đặt cọc tuân theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005. Mặc dầu Bộ luật Dân sự 2005 có nhiều  điểm khác biệt với Bộ luật Dân sự 1995 nhưng trên thực tế, các Tòa án cũng như Viện kiểm sát vẫn dựa vào hướng dẫn tại mục 1 phần I Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để giải quyết.

    -----
     
    Báo quản trị |  
  • #27442   22/08/2009

    tiennon
    tiennon

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2008
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thảo luận

    Tôi muốn tham khảo thêm ý kiến các bạn:
    Trong trường hợp có hợp đồng đặt cọc tuân thủ đúng quy định, thời hạn đặt cọc vẫn còn mà bên nhận tiền cọc "xỉu" thì được giải quyết thế nào.
    Cảm ơn nhiều

     
    Báo quản trị |  
  • #27443   22/08/2009

    quoctranllc
    quoctranllc
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 175 lần


    "Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc

    tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác."

    Luật sư Trần Đình Bảo Quốc

    (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)

    DĐ: 098 3600737

    ____________________________________________

    CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC

    Head Office:

    464 Lạc Long Quân

    Phường 5, Quận 11

    TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (+84 8) 3975 1734

    Fax: (+84 8) 3975 5681

    E-mail: quoctranpllc@gmail.com

     
    Báo quản trị |