Khoản chênh lệch thanh toán có tính vào chi phí hợp lý

Chủ đề   RSS   
  • #517875 08/05/2019

    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Khoản chênh lệch thanh toán có tính vào chi phí hợp lý

    Khoản chi phí khác do chênh lệch thanh toán (giá bán trên hóa đơn & số tiền thực tế nhận được từ khách hàng) có được tính là chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác định thuế TNDN hay không?

    Theo quy định tại điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC về các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp:

    Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

    1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

    b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

    c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

    Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

    2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

    ...

    2.19. Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp và dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập."

    Với trường hợp chị nêu số tiền thực tế khách hàng thanh toán nhỏ hơn số tiền ghi trên hóa đơn thì cần xác định là "nguyên nhân" từ đâu.

    Trường hợp do chiết khấu, giảm giá thì giá ghi trên hóa đơn là giá bán đã giảm, đã chiết khấu nên không phát sinh chênh lệch.

    Trường hợp do khách hàng thanh toán 1 phần, phần còn lại không có khả năng thanh toán thì có thể sử dụng quỹ dự phòng nợ phải thu khó đòi quy định tại Thông tư 228/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành nếu đáp ứng điều kiện quy định tại điều này.
    Khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi được tính vào chi phí được trừ nếu có hóa đơn, chứng từ hợp pháp căn cứ điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC nêu trên.

     
    4046 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận