Khi Tòa xử án có thông báo cho gia đình bị cáo không?

Chủ đề   RSS   
  • #615473 21/08/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 11

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (982)
    Số điểm: 16703
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 329 lần
    SMod

    Khi Tòa xử án có thông báo cho gia đình bị cáo không?

    Khi xử án thì Toà án có phải thông báo ngày xử án cho gia đình bị cáo không? Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được giao cho những ai? Gia đình bị cáo có được tham dự phiên tòa không?

    Khi Tòa xử án có thông báo cho gia đình bị cáo không?

    Theo khoản 1 Điều 286 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định việc giao, gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm như sau:

    - Quyết định đưa vụ án ra xét xử được giao cho bị cáo hoặc người đại diện của họ; gửi cho người bào chữa, bị hại, đương sự chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa.

    - Trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo thì quyết định đưa vụ án ra xét xử được giao cho người bào chữa hoặc người đại diện của bị cáo; quyết định đưa vụ án ra xét xử còn phải được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi bị cáo cư trú cuối cùng hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập cuối cùng của bị cáo.

    Như vậy, khi Tòa xử án thì sẽ không thông báo cho gia đình bị cáo mà chỉ thông báo (giao quyết định đưa vụ án ra xét xử) cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, trừ khi gia đình bị cáo nằm trong các thành phần trên thì sẽ được thông báo khi Tòa xử án.

    Gia đình bị cáo có được tham dự phiên tòa xét xử bị cáo không?

    Theo Điều 25 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:

    - Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, bảo đảm công bằng.

    - Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.

    Như vậy, đối với những phiên tòa xét xử công khai thì gia đình bị cáo sẽ được tham dự vì mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa.

    Bị cáo có những quyền và nghĩa vụ gì?

    Theo Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Bị cáo có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    Quyền của bị cáo

    - Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác;

    - Tham gia phiên tòa;

    - Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình;

    - Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;

    - Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

    - Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

    - Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

    - Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

    - Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;

    - Nói lời sau cùng trước khi nghị án;

    - Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;

    - Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;

    - Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

    - Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

    Nghĩa vụ của bị cáo

    - Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã;

    - Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.

    Như vậy, bị cáo sẽ có các quyền và nghĩa vụ theo quy định trên

     
    140 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận