Khi người có nghĩa vụ sử dụng quyền đòi nợ để bảo đảm thì có cần sự đồng ý của người bị đòi nợ không?
Thực ra, quyền lợi của người bị đòi nợ không bị thay đổi; chỉ có một điểm khác biệt là người này phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho người có quyền (người nhận thế chấp quyền đòi nợ). Do đó việc thế chấp quyền đòi nợ không cần có sự đồng ý của người bị đòi nợ.
Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 21/2021/NĐ-CP có nêu rõ: “Việc thế chấp bằng quyền đòi nợ, khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác không cần có sự đồng ý của người có nghĩa vụ”. Như vậy theo quy định này thì khi thế chấp quyền đòi nợ sẽ không cần phải có sự đồng ý của người có nghĩa vụ trả nợ.
Vậy có phải thực hiện thông báo cho người có nghĩa vụ trả nợ hay không?
Nếu người có nghĩa vụ trả nợ không biết đến việc thế chấp quyền đòi nợ thì khi thực hiện nghĩa vụ trả nợ sẽ trả nợ cho người thế chấp quyền đòi nợ thì sao? Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 21/2021/NĐ-CP có đề cập việc thực hiện thế chấp quyền đòi nợ thì người nhận thế chấp phải thông báo cho bên có nghĩa vụ trả nợ để thực hiện theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Như vậy khi đó người có nghĩa vụ trả nợ sẽ thực hiện thanh toán cho người nhận thế chấp.