Khi nào uống rượu bia phải chịu trách nhiệm hình sự?

Chủ đề   RSS   
  • #541695 23/03/2020

    ThK_Law

    Mầm

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2020
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 805
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 26 lần


    Khi nào uống rượu bia phải chịu trách nhiệm hình sự?

    Uống rượu, bia được xem là một trong những nét văn hóa riêng biệt của người Việt. Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ rượu, bia lớn nhất trên thế giới do đó mọi người chưa ý thức được hết những hậu quả nghiêm trọng do rượu, bia mang lại.

    Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 03 tội phạm hình sự có liên quan đến việc dùng bia, rượu thường gặp nhất để mọi người cùng nắm thông tin nhé!

    1. Phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức do bia rượu

    Điều 14 Bộ luật hình sự 2015 (BLHS) quy định

    Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Như vậy, có thể hiểu đối với bất kỳ hành vi phạm tội nào mà người thực hiện hành vi đang trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do bia, rượu gây nên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

    2. Sử dụng rượu bia gây tai nạn giao thông

    Điều 260 BLHS quy định về những trường hợp vi phạm quy định an toàn giao thông đường bộ mà gây nên hậu quả nghiêm trọng như làm chết người hoặc gây thương tích thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Trong đó, hành vi điều khiển phương tiện giao thông trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định rồi gây ra hậu quả nghiêm trọng được xem là tình tiết tăng nặng tại quy định này, cụ thể là phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

    3. Giao xe cho người sử dụng rượu, bia sử dụng rồi gây tai nạn giao thông

    Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, gây thiệt hại cho người khác như làm chết người, gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm tùy mức độ hành vi (theo quy định tại Điều 264 BLHS).

    Như vậy, có thể thấy không chỉ người sử dụng rượu, bia gây nên hậu quả nghiêm trọng mới bị xử lý; mà chủ sở hữu phương tiện biết rõ người đó đang không đủ điều kiện điều khiển phương tiện do rượu, bia vẫn giao cho để sử dụng thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

     
    2647 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận