Khi nào thông điệp dữ liệu điện tử là chứng cứ hợp pháp?

Chủ đề   RSS   
  • #600150 15/03/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Khi nào thông điệp dữ liệu điện tử là chứng cứ hợp pháp?

    Trong thời điểm hiện nay, chứng cứ không còn chỉ được thể hiện dưới dạng vật chứng hay lời khai mà nó còn được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu trên môi trường điện tử. 
     
    Nhằm đảm bảo tính công bằng, khách quan qua đó hỗ trợ quá trình tố tụng dân sự, thì thông dữ liệu điện tử có được xem là chứng cứ hợp pháp?
     
    khi-nao-thong-diep-du-lieu-dien-tu-la-chung-cu-hop-phap?
     
    1. Thông điệp dữ liệu điện tử là gì?
     
    Căn cứ khoản 12 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
     
    Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác.
     
    Đồng thời Điều 11 Luật Giao dịch điện tử 2005 cho rằng thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.
     
    2. Nguồn chứng cứ được lấy từ đâu?
     
    Cơ quan tiến hành tố tụng sẽ xem xét chứng cứ thu thập được hoặc được cung cấp phải phù hợp với nguồn chứng cứ được quy định tại Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 bao gồm:
     
    - Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
     
    - Vật chứng.
     
    - Lời khai của đương sự.
     
    - Lời khai của người làm chứng.
     
    - Kết luận giám định.
     
    - Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
     
    - Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
     
    - Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
     
    - Văn bản công chứng, chứng thực.
     
    - Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
     
    Qua quy định trên cho thấy nguồn chứng cứ mà cơ quan tiến hành tố tụng cũng lấy từ tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử để hỗ trợ quá trình tố tụng.
     
    3. Giá trị của thông điệp dữ liệu làm chứng cứ
     
    Trường hợp sử dụng thông điệp dữ liệu làm chứng cứ trong tố tụng sẽ không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu.
     
    Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.
     
    Đồng thời, tại khoản 3 Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có nói thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, qua đó cơ quan tố tụng có chuyên môn sẽ giám định thông điệp dữ liệu để xem xét làm chứng cứ.
     
    Như vậy, thông điệp dữ liệu vẫn được xem là chứng cứ hợp pháp và giá trị được lưu trữ trong dữ liệu điện tử sẽ không bị phủ nhận giá trị làm chứng cứ trong quá trình điều tra, xét xử tố tụng.
     
    1721 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (18/03/2023) ThanhLongLS (15/03/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #600249   19/03/2023

    Khi nào thông điệp dữ liệu điện tử là chứng cứ hợp pháp?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ! Như vậy, thông điệp dữ liệu trên môi trường điện tử có thể trở thành chứng cứ hợp pháp nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Tố tụng hình sự như bài viết nêu trên

     
    Báo quản trị |  
  • #600276   20/03/2023

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 51 lần


    Khi nào thông điệp dữ liệu điện tử là chứng cứ hợp pháp?

    Cảm ơn những chia sẻ hữu ích của tác giả. Do đặc tính của dữ liệu điện tử mang tính vô hình, phi vật chất, chúng tồn tại, lưu trữ trên các phương tiện điện tử bởi vậy chúng ta không thể sờ thấy hay cầm nắm như vật chất được. Chính vì vậy, sự hiểu biết, nhận thức và các kỹ năng thu thập dữ liệu điện tử rất quan trọng trong công tác điều tra các vụ án hình sự.

     
    Báo quản trị |  
  • #601301   31/03/2023

    haohao2912
    haohao2912
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2018
    Tổng số bài viết (329)
    Số điểm: 3103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 38 lần


    Khi nào thông điệp dữ liệu điện tử là chứng cứ hợp pháp?

    Cảm ơn các thông tin hữu ích từ bài viết của tác giả. Hiện nay việc sử dụng thiết bị điện tử để giao tiếp rất nhiều, điều đó cho thấy các dữ liệu điện tử trở thành một phần chứng cứ quan trọng. Tuy nhiên, để lấy được dữ liệu điện tử là chứng cứ hợp pháp cần thực hiện theo quy trình được quy định tại pháp luật.

     
    Báo quản trị |