Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định như sau:
Điều 15. Chuyển hướng xe
1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
Như vậy, trừ một số trường hợp thì khi các phương tiện giao thông khi muốn rẽ hay chuyển hướng sẽ phải có đèn bào hiệu ở đây là bật xi nhan.
Vậy khi nào thì bật xi nhan để rẽ là đúng quy định? Thực tế thì không có quy định này. Thường đối với xe gắn máy, cách chỗ rẽ tầm 10 -15m thì sẽ bắt đầu bật xi nhan. Riêng đối với xe hơi thì khoảng cách này ở tầm 30m. Lý do là vì xe hơi nằm ở làn xe ngoài cùng, nên cần phải có tín hiệu sớm hơn để những xe ở làn trong chú ý và có chừa khoảng trống để khi đến chỗ rẽ thì xe hơi tấp vào là vừa đúng lúc.
Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp rẽ xong mới bật xi nhan, vì sợ mấy anh CSGT bắt, hoặc đột ngột bật xi nhan rồi rẽ liền khiến cho người đi sau không kịp tránh nên dẫn đến tai nạn giao thông.
Quy định này chưa có văn bản pháp luật nào đề cập đến, nhưng lại được nhắc đến trong Giáo trình đào tạo lái xe ô tô 2011
Vậy sau khi bật xi nhan xong thì đến lúc nào là có thể tắt? Theo thông thường thì chạy một khoản tầm 10s, hoặc cỡ 5- 10 m thì chúng ta mới phải tắt xi nhan.
Chủ yếu không phải đề người đi đường thấy, mà là để cho mấy anh CSGT thấy, vì họ đứng hơi xa ngã tư mà lại lắm lúc bị khuất nên nếu vừa quẹo qua mà tắt liền thì mấy anh ấy không thấy chúng ta mở đèn, rồi lại bắt phạt. Trường hợp này cũng đã có rất nhiều người bị phạt oan.
Sau tất cả, thì không có quy định cụ thể là bao xa, bao lâu thì phải bật tắt xi nhan, tất cả tùy thuộc và sự cảm nhận của người điều khiển phương tiện giao thông mà thôi.
Cập nhật bởi TRUTH ngày 08/08/2016 10:57:43 SA