Gia đình tôi có ý định khai thác hải sản bằng việc đánh bắt xa bờ vậy không biết rằng hiện nay thì cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác thủy sản? Khi nào thì cần phải có Giấy phép khai thác thủy sản?
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác thủy sản?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Thủy sản 2017 về cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam; tổ chức, cá nhân Việt Nam khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam.
- Chính phủ quy định nội dung, trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản.
kèm theo đó là trình tự cũng như thủ tục đề nghị cấp Giấy phép khai thác thủy sản sẽ thực hiện theo
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác thủy sản.
Tuy nhiên trừ trường hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam; tổ chức, cá nhân Việt Nam khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam.
Khi nào thì cần phải có Giấy phép khai thác thủy sản?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 về Giấy phép khai thác thủy sản như sau:
- Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải có Giấy phép khai thác thủy sản.
Như vậy, thì tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải có Giấy phép khai thác thủy sản.
Cần những điều kiện nào để được cấp Giấy phép khai thác thủy sản?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 về điều kiện cần có để được cấp Giấy phép khai thác thủy sản như sau:
- Trong hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, đối với khai thác thủy sản trên biển;
- Có nghề khai thác thủy sản không thuộc Danh mục nghề cấm khai thác;
- Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, đối với tàu cá phải đăng kiểm;
- Tàu cá có trang thiết bị thông tin liên lạc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Có thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên theo quy định của Chính phủ;
- Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
- Thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Trường hợp cấp lại do giấy phép hết hạn phải đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 50 Luật Thủy sản 2017, đã nộp nhật ký khai thác theo quy định và tàu cá không thuộc danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.
Như vậy, có thể thấy rằng tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá phải đáp ứng đầy đủ 8 điều kiện nói trên thì mới được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác thủy sản.
Giấy phép khai thác thủy sản sẽ bị thu hồi trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 về điều kiện cần có để được cấp Giấy phép khai thác thủy sản như sau:
- Bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung của giấy phép;
- Khai thác thủy sản trái phép ngoài vùng biển Việt Nam;
- Tàu cá đã xóa đăng ký;
- Không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Thủy sản 2017
Như vậy, Giấy phép khai thác thủy sản sẽ bị thu hồi nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên.