Khi nào người tham gia giao thông gây tai nạn giao thông bị xử lý trách nhiệm hình sự theo Điểm b Khoản 2 Điều 260 BLHS

Chủ đề   RSS   
  • #568059 24/02/2021

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Khi nào người tham gia giao thông gây tai nạn giao thông bị xử lý trách nhiệm hình sự theo Điểm b Khoản 2 Điều 260 BLHS

    Xử lý tai nạn giao thông

    Xử lý hình sự người gây tai nạn giao thông - Minh họa

    Điều 260 BLHS quy định “1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm..; b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;…

    Thế nào là rượu, bia

    Điều 2 Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia (Luật số 44/2019/QH14 ngày 14/6/2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020) quy định: 1. Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm. 2. Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.  

    Thế nào là chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng Điều 2 Luật phòng chống ma túy quy định: 1. Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành. 2. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng. 3. Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng…. 

    Như vậy theo quy định của Luật phòng, chống ma túy thì chất kích thích là chất hướng thần, chất ma túy được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành; thực tế nhiều loại thuốc bao gồm những chất làm tăng hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương và cơ thể, thuốc tạo cảm giác đê mê và tăng sinh lực, hoặc các loại thuốc có tác dụng lên thần kinh giao cảm có được coi là chất  kích thích tâm lý khác; Việc xác định chất kích thích, chất kích thích mạnh phải có kết luận  của Cơ quan có thẩm quyền;

    Xác định nồng độ cồn vượt quá mức quy định như thế nào

    Điều 3 Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/8/2013 quy định: Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng quy định được hiểu là một trong những trường hợp sau đây: a) Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy hoặc đang trong tình trạng say do sử dụng các chất mà sau khi sử dụng có biểu hiện say như người sử dụng ma túy, rượu, bia; b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; c) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

    Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì quy định người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ chỉ cần trong máu có nồng độ cồn là đã bị xử phạt vi phạm hành chính và quy định các mức phạt tương ứng với nồng độ cồn khác nhau (từ ngày 01/01/2020, cấm hoàn toàn việc lái xe khi có nồng độ cồn. Người vi phạm có thể bị phạt tới 40 triệu đồng, tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng)

    Điều 35 Luật phòng chống tác hại của rượu, bia, Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 các hành vi bị nghiêm cấm “8. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”. Theo đó đã sử dụng rượu bia thì không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, khi xảy ra tai nạn giao thông chỉ cần xác định người điều khiển phương tiện giao thông có trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn đều có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự theo điểm d khoản 2 Điều 260 BLHS, không cần thiết phải xác định nồng độ cồn vượt quá mức quy định

    Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thì 1. Hiến pháp. 2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội do Quốc hội ban hành (Điều 4). Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật (Điều 156) như sau: … 3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.

    Từ quy định tại Điều 260, Điều 12, Điều 90 và quy định tại Chương IV Bộ luật hình sự và nội dung dẫn chiếu trên, chúng tôi cho rằng:

    Bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và  không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự quy định tại Chương IV BLHS mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, gây hậu quả thuộc một trong các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 260 và có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng , đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm b khoản 2 Điều 260 BLHS, với khung hình phạt từ 03 năm đến 10 năm tù.

    Kể từ ngày 01/01/2020 (ngày Điều 35 Luật phòng chống tác hại  của rượu bia có hiệu lực thi hành), khi xác định trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ  cần phân định rõ:

    Người điều khiển phương tiện giao thông trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn gây tai nạn giao thông dẫn đến hậu quả thuộc một trong các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 260 thì không cần thiết phải xác định có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, những người này đều phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm b khoản 2 Điều 260 BLHS

    Người tham gia  giao thông không điều khiển phương tiện giao thông, như người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ gây tai nạn giao thông, dẫn đến hậu quả thuộc một trong các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 260 thì phải xác định có nồng độ cồn vượt quá mức quy định phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm b khoản 2 Điều 260 BLHS.

    Nguyễn Quang Trung

    Nguồn: VKSNDTC

     
    2288 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/02/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận