Khi nào giao dịch cần có sự đồng ý của con cái?

Chủ đề   RSS   
  • #522810 05/07/2019

    shinichi45

    Female
    Mầm

    Bến Tre, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2015
    Tổng số bài viết (62)
    Số điểm: 805
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 90 lần


    Khi nào giao dịch cần có sự đồng ý của con cái?

    Cha, mẹ, con là những người gắn bó mật thiết với nhau, bởi quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng. Việc cha mẹ thực hiện những giao dịch trong cuộc sống, về mặt trực tiếp hay gián tiếp đều sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của con cái. Như vậy, khi nào giao dịch mà cha mẹ thực hiện cần có sự đồng ý của con cái?

    Giao dịch cần có sự đồng ý của con khi:

    - Giao dịch định đoạt tài sản chung của hộ gia đình thì cần sự đồng ý của tất cả các thành viên trong hộ gia đình. Trường hợp hộ gia đình có thành viên là người chưa thành niên hoặc mất năng lực dân sự thì cần có sự đồng ý của người đại diện theo quy định pháp luật. Do đó, khi cha mẹ định đoạt tài sản chung của hộ gia đình thì phải được sự đồng ý của con. Bởi vì:

    + Căn cứ Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai về hộ gia đình sử dụng đất thì đất được cấp cho hộ gia đình sẽ thuộc tài sản chung của hộ.

    Hộ gia đình cũng có thể xác lập quyền sở hữu chung: theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán (Điều 208 Bộ luật Dân sự).

    + Và khi một tài sản trở thành tài sản chung của hộ gia đình thì việc định đoạt tài sản chung của hộ gia đình thực hiện theo quy định:

    Điều 212 Bộ luật Dân sự về Sở hữu chung của các thành viên gia đình

    “1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

    2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.”

    + Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phải có sự đồng ý của nhóm chủ sở hữu tài sản, nhóm người sử dụng đất.

    - Giao dịch tài sản riêng của con: cha mẹ cần có sự đồng ý của con thông qua việc ủy quyền.( Căn cứ vào Điều 138 Bộ luật Dân sự)

    Lưu ý: Giao dịch liên quan tài sản riêng của con: cần xem xét nguyện vọng của con nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên, trong trường hợp cha mẹ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con. (Căn cứ Điều 77 Khoản 1 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

    Cập nhật bởi shinichi45 ngày 05/07/2019 04:09:51 CH
     
    6029 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shinichi45 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận