Khi nào dùng văn bản hủy bỏ hợp đồng, khi nào dùng văn bản chấm dứt hợp đồng?

Chủ đề   RSS   
  • #499357 12/08/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 83 lần


    Khi nào dùng văn bản hủy bỏ hợp đồng, khi nào dùng văn bản chấm dứt hợp đồng?

    Tùy từng loại hợp đồng, giao dịch khác nhau ở trong mỗi một tình huống khác nhau cụ thể chúng ta sẽ áp dụng hình thức văn bản nào cho phù hợp tương thích với Bộ luật dân sự. Hiện nay có hai cách hiểu trong việc phân biệt khi nào dùng văn bản hủy bỏ hợp đồng và khi nào dùng văn bản chấm dứt hợp đồng.

    Cách hiểu thứ nhất: Dựa trên tiến độ thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng?

    Khi bất kỳ nghĩa vụ, công việc nào trong hợp đồng chưa được thực hiện thì các bên sẽ lập dưới hình thức văn bản hủy bỏ hợp đồng;

    Nếu bất kỳ nghĩa vụ, công việc nào của hợp đồng đã được thực hiện rồi thì các bên sẽ phải lập dưới hình thức văn bản chấm dứt thực hiện hợp đồng.

    Cách hiểu thứ hai: Dựa vào đối tượng của hợp đồng?

    Nếu đối tượng của hợp đồng mà có thể chuyển giao lại được (tài sản) thì các bên lập dưới hình thức văn bản hủy bỏ hợp đồng;

    Nếu đối tượng của hợp đồng mà không thể chuyển giao lại được thì các bên phải lập dưới hình thức chấm dứt thực hiện hợp đồng.

    Tuy nhiên, xét cho cùng thì hai cách hiểu này cũng chưa được đầy đủ.

                    

    Để có được cách giải quyết hợp lý nhất, thiết nghĩ cần kết hợp cả hai cách hiểu trên, nghĩa là:

    --> Nếu hợp đồng có đối tượng có thể chuyển giao được mà các bên chưa thực hiện bất kỳ quyền và nghĩa vụ nào thì các bên có thể lập được ở cả hai hình thức chấm dứt thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng. Nếu các bên đã thực hiện một số quyền và nghĩa vụ rồi, đặc biệt là nghĩa vụ giao vật (tài sản) thì các bên phải lập dưới hình thức hủy bỏ hợp đồng bởi chỉ khi hủy bỏ hợp đồng thì bên nhận vật (tài sản) mới phải có nghĩa vụ giao trả lại vật (tài sản) đã nhận, nếu dùng văn bản chấm dứt thì các bên không có nghĩa vụ phải trả lại vật (tài sản) đã nhận.

    --> Còn nếu đối tượng của hợp đồng không thể chuyển giao lại được (công việc), nếu các bên đã thực hiện rồi thì phải dùng dưới hình thức văn bản chấm dứt thực hiện hợp đồng, nếu các bên chưa thực hiện thì có thể dùng dưới hình thức chấm dứt thực hiện hợp đồng hoặc có thể dùng dưới hình thức hủy bỏ hợp đồng.

    Ví dụ: Tình huống là hợp đồng mua bán nhà ở. Khi công chứng hợp đồng mua bán nhà ở, thông thường các bên sẽ thực hiện một số nghĩa vụ trong hợp đồng như nghĩa vụ giao Giấy chứng nhận quyền sở hữu, nghĩa vụ giao tiền… Như vậy, nếu chúng ta lập văn bản chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp này thì “không ổn” vì khi đó các bên không có nghĩa vụ phải giao lại các tài sản, giấy tờ đã nhận. Trong trường hợp này, mặc dù các bên đã thực hiện một số công việc rồi thì chúng ta vẫn phải lập thành văn bản hủy bỏ hợp đồng.

     
    4111 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận