Qua quá trình xét xử thực tiễn, chúng ta có thể thấy nhiều hợp đồng đã công chứng nhưng vẫn bị Tòa án tuyên bố vô hiệu. Trong khi đó Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Vậy hợp đồng đã công chứng nhưng bị tuyên vô hiệu thì công chứng viên có chiu trách nhiệm không?
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Theo đó, chỉ áp dụng bồi thường thiệt hại cho các “bên” trong hợp đồng và không áp dụng cho công chứng viên. Tuy nhiên Luật công chứng có quy định riêng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra như sau:
Điều 38. Bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứng
1. Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng.
2. Công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật; trường hợp không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trong thực tế, Hội đồng xét xử sẽ theo hướng người yêu cầu công chứng đưa ra yêu cầu và bằng chứng, chứng cứ chứng minh thiệt hại, khi đó Tòa án sẽ xem xét đưa Phòng công chứng vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Ngoài ra, nếu có thiệt hại, người yêu cầu công chứng có quyền khởi kiện Phòng công chứng bằng một vụ án khác để đòi bồi thường.