Khi doanh nghiệp bị phá sản, tiền lương của NLĐ giải quyết thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #602954 01/06/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1707 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Khi doanh nghiệp bị phá sản, tiền lương của NLĐ giải quyết thế nào?

    Nếu doanh nghiệp bị phá sản thì người lao động có được trả lương hay không? Thứ tự phân chia tài sản của doanh nghiệp khi phá sản như thế nào? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

    Công ty bị tuyên bố phá sản thì HĐLĐ giữa NLĐ và NSDLĐ sẽ như thế nào?

    Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 quy định Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

    Một trong những nội dung bắt buộc của quyết định tuyên bố phá sản là việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp.

    Theo đó, doanh nghiệp sẽ chấm dứt hoạt động kể từ ngày Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản.

    Trong khi đó, theo khoản 7 ĐIều 34 Bộ luật lao động 2019 theo các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động bao gồm

    “...Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động...”

    Như vậy, cùng với việc doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản thì hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng sẽ chấm dứt.

    NLĐ có được trả lương khi doanh nghiệp phá sản hay không? 

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 48 Bộ luật lao động 2019 có quy định về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

    Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

    Đồng thời tại Điều 54 Luật Phá sản 2014 có quy định về thứ tự phân chia tài sản, cụ thể:

    Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

    - Chi phí phá sản;

    - Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

    - Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

    - Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

    Nếu giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản trên mà vẫn còn thì phần còn lại mới chia về:

    - Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;

    - Chủ doanh nghiệp tư nhân;

    - Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

    - Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;

    - Thành viên của Công ty hợp danh.

    Trong trường hợp, giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định trên thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

    Như vậy theo thứ tự trên đây thì tài sản của doanh nghiệp khi Tòa án quyết định tuyên bố phá sản sẽ ưu tiên trả lương cho người lao động trước khi thanh toán các khoản nợ cho chủ nợ.Tiền lương chưa được thanh toán

    Những quyền lợi của người lao động được thanh toán

    Tiền lương chưa được thanh toán

    Căn cứ tại Khoản 1 Điều 48 Bộ luật lao động 2019 trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động (ngày có quyết định phá sản của Tòa án), doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của người lao động. Trường hợp doanh nghiệp phá sản có thể kéo dài thời hạn thanh toán nhưng không được quá 30 ngày

    Theo đó, doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả tiền lương lao động theo thời gian làm việc thực tế chưa được thanh toán lương trong thời gian luật định.

    Trợ cấp thôi việc

    Căn cứ tại Điều 46. Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp doanh nghiệp phá sản được trả trợ cấp thôi việc nếu đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên.

    Với mỗi năm làm việc, người lao động sẽ được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, cụ thể:

    Tiền trợ cấp thôi việc = 1/2 x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

    Trong đó:

    Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc: là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

    Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc: là tổng thời gian đã làm việc thực tế trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

    Ngoài việc được trả tiền lương, trợ cấp thôi việc, doanh nghiệp còn phải thanh toán các loại bảo hiểm cho người lao động gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, cùng các khoản lợi ích khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động.

     
    686 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (15/06/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận