Khi công ty xảy ra "sự cố", Sếp nên đương đầu hay "bỏ chạy"???

Chủ đề   RSS   
  • #528891 24/09/2019

    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Khi công ty xảy ra "sự cố", Sếp nên đương đầu hay "bỏ chạy"???

    Ai cũng biết người "đứng đầu", quản lý điều hành công ty thường là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc hay Giám đốc công ty. Trừ một số trường hợp đặc biệt khác có người đứng sau mà thôi.

    Và thường những người này ngoài việc được luật pháp quy định quyền và nghĩa vụ riêng thì trường hợp nếu là người đại diện theo pháp luật của công ty thì sẽ có những nghĩa vụ sau:

    Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:
    - Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
     
    - Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
     
    - Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp khác.
     
     
    Như vậy khi Doanh nghiệp gặp sự cố như bị phá sản, giải thể, hoặc công an tìm đến, khách hàng đến đòi nợ... nguy cơ bị truy tố theo Bộ Luật Hình sự thì "Sếp" nên làm gì?
     
    Đại đa số chắc chắn sẽ chọn phương án là bỏ trốn, chẳn hạn như chúng ta hiện có 02 vụ án nổi bật là  Vũ Đình Duy - Tổng giám đốc Nhà máy xơ sợi Đình Vũ Hải Phòng (PVTex) của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hay Bùi Quang Huy - Tổng giám đốc Nhật Cường Mobile.
     
    Tuy nhiên cũng có một số Sếp lại chấp nhận đương đầu với tội lỗi như  Nguyễn Thái Luyện - Chủ tịch HĐQT ALibaba hay Nguyễn Minh Hùng - Tổng giám đốc VN Pharma, Trần Bắc Hà - Chủ tịch HĐQT BIDV...
     
    Như vậy có người có "bản lĩnh" đương đầu với tội lỗi do chính mình gây ra, nhưng cũng có những người lại bỏ trốn và để cho nhân viên gánh chịu trách nhiệm.
     
     
    Điều 75 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định khi nào thì pháp nhân thương mại phải chịu Trách nhiệm Hình sự:
     
    1. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
     
    a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
     
    b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
     
    c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
     
    d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.
     
    2. Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.
     
    Cho dù "Sếp" có lấy lý do những việc mình làm là vì lợi ích công ty chứ không phải do cá nhân nhưng việc sếp  bỏ trốn như thế thật làm toàn thể nhân viên vô cùng thất vọng nhất là những người đã và đang "cống hiến" cho công ty!!!
     
     
    Cập nhật bởi TRUTH ngày 24/09/2019 11:00:38 SA
     
    2228 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TRUTH vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/09/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #550822   30/06/2020

    chaugiang9897
    chaugiang9897

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Thực tế cho thấy, việc chủ doanh nghiệp “biến mất”, bỏ trốn đã không còn hy hữu. Trong đó, chủ yếu là do các doanh nghiệp gặp khó khăn về kinh tế dẫn đến trốn tránh nghĩa vụ về thuế. Để xảy ra tình trạng nói trên cũng phải kể đến một phần trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước khi chưa phát hiện chưa kịp thời vụ việc, đặc biệt là sự phối hợp giữa cơ quan thuế và BHXH; những hạn chế trong đề ra các giải pháp phòng ngừa và thực hiện các chế tài xử phạt nợ lương, BHXH…

     

     
    Báo quản trị |  
  • #551090   01/07/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Giám đốc là người điều hành, lãnh đạo, như đầu tàu của cả công ty, nếu công ty xảy ra sự cố mà giám đốc bỏ  chạy thì coi như xong, công ty không còn tương lai gì nữa. trên thực tế thì tình trạng này không phải là hiếm. Khó khăn kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh bị trì trệ dẫn đến trốn thuế. Các cơ quan quản lý nhà nước cần có biện pháp phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi nêu trên.

     
    Báo quản trị |  
  • #551736   14/07/2020

    Lãnh đạo lãnh đạn là chuyện đương nhiên, người đứng mũi chịu sào của công ty thì không thể bỏ trốn được. Theo cả hai trường phái, lý thuyết quyền sở hữu thì người chủ bắt buộc phải chịu trách nhiệm. Lý thuyết trách nhiệm thì yêu cầu người điều hành thực hiện không đúng quy trình, gây thiệt hại thì bắt người điều hành phải có trách nhiệm với hành động của mình. Sếp mà đương đầu thì mới là con người bản lĩnh, còn bỏ chạy thì chỉ là con thôi.

     
    Báo quản trị |