Khi chuyển tiền ( chuyển khoản ) nhầm thì có lấy lại được không?

Chủ đề   RSS   
  • #499874 16/08/2018

    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Khi chuyển tiền ( chuyển khoản ) nhầm thì có lấy lại được không?

    Vấn đề chuyển khoản nhầm hiện nay rát phổ biến vậy nếu may mắn lấy lại được thì người mất cũng sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức, thậm chí tốn không ít tiền. Vì vậy, mỗi khi thực hiện một giao dịch thì nên kiểm tra thật kĩ càng và cẩn thận để tránh vướng vào những rắc rối. Vậy khi chuyển tiền nhầm vài tài khoản khác thì chúng ta nên làm gì. Dưới đây là ý kiến của mình mọi người có thể tham khảo.

    Đầu tiên, liên lạc với ngân hàng ( nơi chuyển khoản ) để hủy lệnh chuyển tiền. Đây là cách đơn giản, dễ thực hiện nhưng có một điều kiện là thời gian bị giới hạn. Phải làm càng sớm càng tốt, khi ngân hàng còn chưa tiến hành chuyển tiền thì mới có thể hủy lệnh. Còn một khi ngân hàng đã tiến hành xong thì phương án này xem như "vô vọng"

    Một biện pháp khác là thông báo cho phía ngân hàng biết đã chuyển khoản nhầm và cần được giúp đỡ. Ngân hàng thường sẽ trợ giúp khách hàng trong trường hợp này bằng cách liên hệ với bên nhận để xác định chính xác vụ việc và yêu cầu bên nhận hợp tác, trả lại số tiền. Nếu bên nhận có thiện chí và trả lại số tiền thì thật may mắn. Song không thiếu những trường hợp bên nhận cố tình chây ỳ, không chịu trả lại tiền.

    Thứ hai là báo cơ quan công an nếu bên kia không chịu hợp tác vì Cơ quan công an hoàn toàn có đủ thẩm quyền để lấy lại tiền cho người chuyển nhầm. 

    Sau khi điều tra xác minh, nếu đúng là tiền đã chuyển nhầm mà người kia không chịu trả thì người đó đã có hành vi vi phạm pháp luật là chiếm giữ trái phép tài sản của người khác. Người này có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.

    Nếu số tiền chỉ ở mức dưới 10 triệu đồng thì người đó sẽ bị xử phạt hành chính theo nghị định 167/2013/NĐ-CP:

    " Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

    2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác. "

    Còn nếu số tiền lớn hơn, từ 10 triệu đồng trở lên thì người phạm tội có thể bị xử lý hình sự theo điều 176 Bộ luật hình sự 2015. Cụ thể:

    "Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

    1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    Nếu số tiền quá lớn thì mức án tối đa người đó phải nhận có thể đến 5 năm tù.

    Tiền của mình, tiền do mình chuyển khoản nhầm vẫn là tiền của mình, tiền nó "ra đi" hoàn toàn không do lỗi của mình. Nên cách tốt nhất nếu ngân hàng không hỗ trợ được thì tìm đến cơ qian công an có thể giúp đỡ để tránh mất thờ gia và công sức.

     
    1562 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận