Kháng cáo giành lại quyền nuôi con

Chủ đề   RSS   
  • #129899 12/09/2011

    thuthuypl

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:01/09/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Kháng cáo giành lại quyền nuôi con

    Em trai tôi li hôn với vợ, đã ra tòa, tòa quyết định quyền nuôi con thuộc về vợ của cậu ấy vì cháu bé mới 36 tháng tuổi; nhưng em tôi làm đơn kháng cáo xin phúc thẩm lại quyền nuôi con, liệu tòa có xét cho em tôi được quyền nuôi con không?

    1.      Vợ em tôi từ nhỏ đã ít quan tâm đến cháu bé, rồi đến 9  tháng tuổi cháu dược cai sữa để cô ấy uống thuốc về thần kinh, rồi đến lúc 1 tuổi cô ấy về nhà mẹ cô ấy ở để lại cháu bé cho em trai toi và bà nội chăm sóc. Đối với cháu bé thì mẹ cháu gần như cháu không quen biết.

    2.      Em trai tôi hiện đang sống với ba mẹ tôi và môi trường sống tốt hơn nhà bà ngoại cháu nhiều, về vật chất cũng như tinh thần, xung quanh nhà ngoại cháu thì đồng ruộng và mương nước nhiều, cách xa nhà hàng xóm, và từ nhỏ cháu chưa bao giờ qua đó bao giờ, và không quen biết đến ai ở bên nhà ngoại cháu.

    3.      Đến lúc tòa mở phúc thẩm thì cháu bé cũng được hơn 36 tháng tuổi rồi.

    4.      Em tôi làm công nhân viên trường dân lập lượng 2 800 000 đồng ngoài ra còn chung vốn kinh doanh với bạn mở café, bida, karaoke thu nhập thêm trên 5 000 000 đ 1 tháng  nữa, con vợ cậu ấy làm giao vien trường mầm non công lập lương tháng 3 000 000 đ

    Như vậy em tôi có cơ hội giành lại quyền nuôi con không? Và chúng tôi cần minh chúng điều gì trước tòa

     
    6157 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #130141   13/09/2011

    LUATSUNGUYEN
    LUATSUNGUYEN
    Top 25
    Male
    Lớp 10

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/01/2011
    Tổng số bài viết (2124)
    Số điểm: 14426
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 742 lần


    Theo nội dung bạn trình bày, tôi việc Tòa án phân xử quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi cho mẹ là đúng theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình 2000. Trường hợp em trai của bạn kháng cáo đòi lại quyền nuôi con sẽ không được chấp nhận. Tuy nhiên pháp luật cũng cho phép một trong hai bên cha, mẹ có quyền đề nghị Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Căn cứ vào nhân thân, điều kiện nuôi dưỡng, thu nhập...Tòa án sẽ giao quyền nuôi con cho người có nhiều điều kiện chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên. Trường hợp này theo tôi, em trai của bạn có thể đợi đến khi con chung lớn hơn 36 tháng tuổi để làm đơn yêu cầu Tòa án thanh đổi người trực tiếp nuôi con. Nếu các điều kiện đảm bảo nuôi dạy con chưa thành niên của em trai bạn tốt hơn thì Tòa án sẽ chấp nhận và ra quyết định. Chào bạn.

    Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN

    CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    http://dichvutuvanluat.com - http://dichvuluatsu247.com

    Hotline: 0987.756.263/0947.347.268

    ĐT: 04.8585 7869

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN - CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Hotline: 0987.756.263/0947.347.268 - ĐT: 04.8585 7869