Khái quát thông tin về Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA)?

Chủ đề   RSS   
  • #609833 22/03/2024

    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Khái quát thông tin về Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA)?

    Những thông tin cơ bản nhất về Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) – Một FTA thế hệ mới điển hình trên thế giới.

    Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (viết tắt của từ tiếng Anh: European-Vietnam Free Trade Agreement) là Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (“EVFTA”). EVFTA là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU (bao gồm: Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Đảo Síp, Séc (Czech), Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Đức, Hungary, Ireland, Italy, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha và Thụy Điển). EVFTA được đánh giá là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU. Việc Hiệp định được phê chuẩn và có hiệu lực là sự khẳng định về chủ trương tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai bên, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư. EVFTA cùng với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay.

    Ngày 01/12/2015, EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày 01/02/2016, văn bản hiệp định được công bố. Ngày 26/06/2018, một bước đi mới của EVFTA được thống nhất. Theo đó, EVFTA được tách làm hai Hiệp định, một là Hiệp định Thương mại (EVFTA), và một là Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA); đồng thời chính thức kết thúc quá trình rà soát pháp lý đối với Hiệp định EVFTA. Tháng 08/2018, quá trình rà soát pháp lý đối với EVIPA cũng được hoàn tất. Hai Hiệp định được ký kết ngày 30/06/2019. EVFTA và EVIPA được phê chuẩn bởi Nghị viện châu Âu vào ngày 12/2/2020, và được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào ngày 8/6/2020. Ngày 30/3/2020, Hội đồng châu Âu cũng đã thông qua EVFTA. Đối với EVFTA, do đã hoàn tất thủ tục phê chuẩn, Hiệp định này đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/8/2020.

    Hiệp định EVFTA là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới quan trọng mà Việt Nam tham gia. Việc kết thúc đàm phán, ký kết và tiến tới phê chuẩn Hiệp định là một chặng đường dài với sự nỗ lực, cố gắng và quyết tâm chính trị rất cao của Đảng và Nhà nước cũng như sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả giữa các cấp, các ngành với mục tiêu nâng mối quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Liên minh châu Âu lên một tầm cao mới nói riêng và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói chung, góp phần vào công cuộc đổi mới và hiện đại hóa đất nước. EVFTA gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và Phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý và thể chế.

    Nếu các FTA trước đây chỉ đơn thuần về các quy ước về tự do thương mại và đầu tư thì các FTA thế hệ mới yêu cầu sự hợp tác giữa hai bên tham gia trong mọi lĩnh vực liên quan, bao gồm cả thể chế, luật pháp và chất lượng môi trường. Và EVFTA là hiệp định thương mại thế hệ mới, vì thế để đảm bảo cho việc tận dụng tối đa lợi ích từ Hiệp định thương mại, Việt Nam cần phải chỉnh sửa và bổ sung về mặt pháp lý nhằm đáp ứng các điều khoản trong Hiệp định EVFTA.

    (Bài viết này được tham khảo từ các nguồn có liên quan, nhằm mục đích cung cấp cho người đọc những thông tin khái quát nhất về Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA))

     
    861 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận