Khái niệm thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Chủ đề   RSS   
  • #457783 16/06/2017

    nguyentrongtan188
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2017
    Tổng số bài viết (180)
    Số điểm: 2319
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 65 lần


    Khái niệm thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

    Câu hỏi: tìm hiểu về:Khái niệm về thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; căn cứ pháp lý hiện hành hay cơ sở lý luận của nó?

    Tra lời:

    - Khái niệm: Thế chấp tài sản là  việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

    - Hiệu lực của Hợp đồng thế chấp tài sản: có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

    - Việc thế chấp tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:

    + Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt.

    +  Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

    + Tài sản thế chấp đã được xử lý.

    + Theo thỏa thuận của các bên.

    Việc thế chấp quyền sử dụng đất và thế chấp tài sản gắn liền với đất có thể thực  hiện đồng bộ hoặc tách biệt;  có thể 2 bên tự thế chấp với nhau hoặc nhờ đến bên thứ ba; pháp luật quy định cụ thể như sau;

    Đối với thế chấp quyền sử dụng đất, được quy định tại Điều 325, Bộ Luật Dân sự 2015:

    "1. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình; quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."

    Đối với việc thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 326, Bộ luật dân sự 2015:

    "1. Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, người nhận chuyển quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."

    Đối với quyền và nghĩa vụ của bên nhận và bên thế chấp tài sản, bên thứ ba giữ  tài sản thế chấp được thực hiện theo các quy định từ Điều 320 đến Điều 325 của Bộ luật Dân sự 2015.

     
     
    16422 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #457791   16/06/2017

    Chào bạn

    Nội dung "Việc thế chấp quyền sử dụng đất và thế chấp tài sản gắn liền với đất có thể thực  hiện đồng bộ hoặc tách biệt;  có thể 2 bên tự thế chấp với nhau hoặc nhờ đến bên thứ ba; " là chưa chính xác.

    Hợp đồng thế chấp này phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực thì mới có giá trị.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |