Khác biệt về vị trí, vai trò của Kiểm sát viên trong hình sự và dân sự

Chủ đề   RSS   
  • #468095 19/09/2017

    Khác biệt về vị trí, vai trò của Kiểm sát viên trong hình sự và dân sự

    Kiểm sát viên (KSV) là người đại diện cho Viện kiểm sát nhân dân tham gia vào quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên, trong vụ án hình sự và vụ án dân sự, vị trí và vai trò của Kiểm sát viên lại không giống nhau. Chúng ta hãy cùng phân biệt vị trí và vai trò của Kiểm sát viên trong tố tụng dân sự và tố tụng hình sự như sau:

     

    Hình sự

    Dân sự

    Nguyên tắc

    - Thực hành quyền công tố

    - Kiểm sát việc tuân theo pháp luật

    (Điều 20 Bộ luật tố tụng hình sự)

    - Kiểm sát việc tuân theo pháp luật

    (Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự)

    Nhiệm vụ, quyền hạn

    1. Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm của cơ quan, người có thẩm quyền;

    2. Trực tiếp giải quyết và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;

    3. Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; kiểm sát việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan, người có thẩm quyền điều tra; kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

    4. Trực tiếp kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra, khám xét;

    5. Kiểm sát việc tạm đình chỉ, phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; việc tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, phục hồi điều tra, kết thúc điều tra;

    6. Đề ra yêu cầu điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã, đình nã bị can;

    7. Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, người làm chứng, bị hại, đương sự; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;

    8. Quyết định áp giải, dẫn giải; quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;

    9. Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra;

    10. Yêu cầu thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, đề nghị thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;

    10. Tiến hành tố tụng tại phiên tòa; công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, các quyết định khác của Viện kiểm sát về việc buộc tội đối với bị cáo; xét hỏi, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, luận tội, tranh luận, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa, phiên họp;

    11. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử của Tòa án và những người tham gia tố tụng; kiểm sát bản án, quyết định và các văn bản tố tụng khác của Tòa án;

    12. Kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án;

    13. Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị;

    14. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát.

    (Điều 42 Bộ luật tố tụng hình sự)

    1. Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu.

    2. Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự.

    3. Nghiên cứu hồ sơ vụ việc; yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự; tự thu thập tài liệu, chứng cứ.

    4. Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc.

    5. Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án.

    6. Kiến nghị, yêu cầu Tòa án thực hiện đúng các hoạt động tố tụng.

    7. Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật.

    8. Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.

    9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng dân sự khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.

    (Điều 58 Bộ luật tố tụng dân sự)

    Sự có mặt của Kiểm sát viên tại phiên tòa

    Thiếu KSV thì phải hoãn phiên tòa

    (Điều 289 Bộ luật tố tụng hình sự)

    Nếu KSV vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, không hoãn phiên tòa.

    (Điều 232 Bộ luật tố tụng dân sự)

    Ý kiến của Kiểm sát viên tại phiên tòa

    Lời luận tội của KSV dựa trên các căn cứ, lời trình bày, cùng các yếu tố khác để đề nghị kết tội bị cáo cùng mức hình phạt chính, hình phạt bổ sung, biện pháp tư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng và kiến nghị biện pháp phòng ngừa.

    (Điều 321 Bộ luật tố tụng hình sự)

    Ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án.

    (Điều 262 Bộ luật tố tụng dân sự)

    Từ đó, chúng ta có thể nhận ra KSV trong tố tụng hình sự có vai trò quan trọng hơn trong tố tụng dân sự. Trong tố tụng dân sự, KSV chỉ có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật còn KSV trong hình sự đồng thời còn có cả nhiệm vụ buộc tội tội phạm. Vì vậy mà nếu thiếu KSV thì phiên tòa xét xử vụ án hình sự sẽ không thể diễn ra, trong khi phiên tòa xét xử vụ án dân sự thì vẫn có thể diễn ra dù không có KSV.

     
    17557 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận