Ngày nay, không ít lần chúng ta nghe đến việc xác lập biên bản thỏa thuận (hay bản thỏa thuận) trong nhiều trường hợp như: biên bản thỏa thuận nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung; bản thỏa thuận đảm bảo tính bảo mật thông tin hay các loại bản thỏa thuận khác theo văn bản hành chính được quy tại Nghị định 09/2010/NĐ-CP,…
Vậy, biên bản thỏa thuận khác gì so với hợp đồng?
Mọi người cùng theo dõi bảng phân biệt dưới đây để thấy những điểm khác biệt cơ bản giữa hợp đồng và biên bản thỏa thuận nhé!
TIÊU CHÍ
|
HỢP ĐỒNG
|
BIÊN BẢN THỎA THUẬN
|
Khái niệm
|
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.(Điều 385 Bộ luật dân sự 2015)
|
Hiện nay không có quy định cụ thể về biên bản thỏa thuận. Biên bản thỏa thuận cũng có thể hiểu là văn bản thỏa thuận về một vấn đề nào đó giữa các bên. Thông thường, biên bản thỏa thuận là văn bản được thực hiện để bày tỏ nguyện vọng ý chí của một bên thể hiện dưới dạng bản thỏa thuận và các bên còn lại trong quan hệ liên quan đều đồng ý và phải thực hiện theo những điều đã thể hiện trong biên bản thỏa thuận.
|
Nhìn chung hợp đồng và bản thỏa thuận đều hình thành từ sự thoả thuận, thống nhất ý chí của các bên.
|
Giá trị pháp lý
|
Biên bản thoả thuận có giá trị pháp lý như hợp đồng và có giá trị chứng cứ khi các bên có tranh chấp khởi kiện ra tòa.
|
Hình thức
|
- Bằng miệng (lời nói)
- Bằng văn bản/ văn bản có công chứng, chứng thực
- Hình thức khác (ra hiệu, ra giấu bằng cử chỉ cơ thể…)
|
- Bằng văn bản/ văn bản có công chứng, chứng thực
|
Nội dung
|
Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng. Pháp luật dân sự quy định, hợp đồng có thể có các nội dung sau đây: Đối tượng của hợp đồng; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; phương thức giải quyết tranh chấp,…
|
Biên bản thỏa thuận là do hai bên tiến hành trao đổi, thống nhất về nội dung để đảm bảo thực hiện mục đích của việc thỏa thuận.
|
Trình tự xác lập
|
Việc giao kết hợp đồng sẽ được thực hiện thông quá các bước như sau:
- Bước 1: Đề nghị giao kết hợp đồng: là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới bên được đề nghị.
- Bước 2: Thay đổi, hủy bỏ, chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng: bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng. Trường hợp bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng nếu có điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị, thì cũng coi như bên được đề nghị đưa ra đề nghị mới. Bên được đề nghị trở thành bên đề nghị mới và cũng chịu sự ràng buộc về lười đề nghị thay đỏi đó trước bên đã đề nghị đối với mình.
- Bước 3: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
|
Bản thỏa thuận thông thường sẽ do các bên tiến hành thỏa thuận và xác lập.
|
Nguồn: Tổng hợp