Khả năng phân biệt của nhãn hiệu

Chủ đề   RSS   
  • #536323 31/12/2019

    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 143 lần


    Khả năng phân biệt của nhãn hiệu

    Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ thì tên sản phẩm được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu, còn thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm được bảo hộ dưới dạng kiểu dáng công nghiệp.
     
    Hai nhãn hiệu được xem là không có khả năng phân biệt khi thuộc các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ 2005Theo đó nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
     
    -  Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;
     
    - Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;
     
    - Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
     
    - Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;
     
    - Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này;
     
    - Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
     
    - Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;
     
    - Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định.
     
    - Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;
     
    - Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
     
    - Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá;
     
    - Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;
     
    - Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.
     
    Luật không có quy định "về tên sản phẩm, thiết kế mẫu mã, bao bì thì giống đến mức độ nào sẽ không bị kiện tụng" mà việc xác định nhãn hiệu có dấu hiệu trùng hoặc tương tự hay không sẽ do các cơ quan Nhà nước xác định trong từng vụ việc cụ thể.
     
     
    2185 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #536752   02/01/2020

    chaugiang9897
    chaugiang9897
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    - Khả năng phân biệt của nhãn hiệu theo quy định pháp luật:
     
    Nhãn hiệu và điều kiện bảo hộ nhãn hiệu. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. ...
     
    Khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ.
     
    Báo quản trị |  
  • #536754   02/01/2020

    chaugiang9897
    chaugiang9897
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm thì bị:
     
    + Nếu cơ sở sản xuất/kinh doanh không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ buộc ngừng kinh doanh. 
     
    + Thêm vào đó mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
     
    + Ngoài ra còn có nhiều  hình phạt bổ sung như: Buộc cơ sở kinh doanh phải tái xuất hoặc tiêu hủy toàn bộ thực phẩm, sản phẩm liên quan.
     
    + Nếu hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm mang tính chất nguy hiểm gây ngộ độc cho nhiều người thì có thể bị xử lý hình sự phạt tù đến 20 năm
     
    Báo quản trị |  
  • #536759   02/01/2020

    chaugiang9897
    chaugiang9897
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Về việc đánh giá khả năng phân biệt của dấu hiệu yêu cầu đăng ký nhãn hiệu cũng cần được lưu ýla để đánh giá dấu hiệu yêu cầu đăng ký nêu trong đơn có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với đối chứng, thẩm định viên cần so sánh về cấu trúc, cách phát âm (đối với dấu hiệu chữ), ý nghĩa (nội dung) và hình thức thể hiện của dấu hiệu (đối với cả dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình), đồng thời phải tiến hành so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu với sản phẩm, dịch vụ của đối chứng.

    1. Dấu hiệu trùng với đối chứng: dấu hiệu bị coi là trùng với đối chứng nếu dấu hiệu đó giống hệt đối chứng về cấu trúc, ý nghĩa (nội dung) và hình thức thể hiện.

    2. Dấu hiệu bị coi là tương tự gây nhầm lẫn với đối chứng nếu:

    - Dấu hiệu đó gần giống với đối chứng về cấu trúc và/hoặc cách phát âm và/hoặc ý nghĩa (nội dung) và/hoặc hình thức thể hiện đến mức làm cho người tiêu dùng tưởng lầm rằng hai đối tượng đó là một hoặc đối tượng này là biến thể của đối tượng kia hoặc hai đối tượng đó có cùng một nguồn gốc.

    - Một dấu hiệu bị coi là tương tự về cấu trúc so với đối chứng nếu trong cấu trúc của dấu hiệu đó có chứa toàn bộ hoặc phần chủ yếu của đối chứng và toàn bộ hoặc phần chủ yếu của đối chứng bị chứa trong cấu trúc đó lại tạo thành phần chủ yếu của dấu hiệu (Nghĩa là: dấu hiệu được tạo thành bởi việc thêm những phần mới là thứ yếu vào đối chứng hoặc vào phần chủ yếu của đối chứng; hoặc bằng cách loại bỏ phần thứ yếu khỏi đối chứng; hoặc thay đổi phần thứ yếu của đối chứng).

    - Một dấu hiệu bị coi là tương tự về nghĩa so với đối chứng nếu dấu hiệu và đối chứng, hoặc nếu phần chủ yếu của dấu hiệu và đối chứng có cùng nội dung, diễn đạt cùng một đối tượng (sự vật, hiện tượng, khái niệm …), hoặc diễn đạt hai đối tượng tương tự nhau.

    - Một dấu hiệu bị coi là tương tự về hình thức thể hiện so với đối chứng nếu toàn bộ hoặc phần chủ yếu của dấu hiệu và toàn bộ hoặc phần chủ yếu của đối chứng được trình bày theo cùng một phong cách, trong đó màu sắc của dấu hiệu/đối chứng được coi là một yếu tố của phong cách trình bày.

    - “Phần chủ yếu của dấu hiệu/đối chứng” được hiểu là một hoặc một số yếu tố kết hợp với nhau, tạo thành một bộ phận của dấu hiệu/đối chứng, có ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng cảm nhận của người tiêu dùng, có tác dụng gây ấn tượng cho người tiêu dùng khi tiếp xúc với hàng hoá, dịch vụ. Dấu hiệu/đối chứng có thể bao gồm hai hoặc một số phần chủ yếu;

    - Dấu hiệu tương tự gây nhầm lẫn với đối chứng nếu là bản phiên âm hoặc dịch nghĩa từ đối chứng;

    - Việc đánh giá tính tương tự của dấu hiệu được xem xét trên tất cả các phương diện: âm tiết, ngữ nghĩa, kết cấu của từ, cách thể hiện hình hoạ, cũng như ấn tượng thương mại (ấn tượng đối với người tiêu dùng trong quá trình thương mại); Dấu hiệu chỉ cần tương tự với đối chứng, dù chỉ trên một phương diện cũng có thể đủ để gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

    - Phần chủ yếu của dấu hiệu và đối chứng tương tự nhau thỡ dấu hiệu và đối chứng tương tự gõy nhầm lẫn. Phần thứ yếu, mầu sắc thể hiện cú thể làm gia tăng hoặc giảm thiểu tính tương tự.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #536769   03/01/2020

    daquyanan
    daquyanan

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/01/2020
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Điều 2. Đối tượng áp dụng
     
    Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn daquyanan vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/01/2020)
  • #538399   05/02/2020

    Bạn tham khảo!
     
    Mẫu nhãn hiệu xin đăng ký tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã được nộp đơn/đăng ký trước đó;
     
    Sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu xin đăng ký tương tự gây nhầm lẫn với sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu đã được nộp đơn/đăng ký trước đó. 
     
    Thông thường, khả năng này được đánh giá trên các tiêu chí là phát âm, cấu trúc, ý nghĩa và ấn tượng tổng thể. Để giúp người nộp đơn hiểu rõ hơn về sự tương tự gây nhầm lẫn của mẫu nhãn hiệu
     
    Báo quản trị |