Kẹt xe là lỗi của anh…sao bắt dân nghèo phải chịu?

Chủ đề   RSS   
  • #436472 21/09/2016

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Kẹt xe là lỗi của anh…sao bắt dân nghèo phải chịu?

    Sau khi đọc tin Sở Giao thông và vận tải Hà Nội đòi cấm xe máy tại nội thành chỉ vì kẹt xe. Tôi giật mình tự hỏi: Kẹt xe là lỗi do ai?

    kẹt xe

    Lỗi này hoàn toàn thuộc về các anh quản lý, các anh làm không tốt dẫn đến kẹt xe làm thiệt hại cho Nhân dân, xã hội, đất nước… người ta chưa kiện các anh là may lắm rồi, mà giờ các anh lại đòi cấm xe máy (phương tiện đi lại, cần kiếm cơm của những người dân nghèo…).

    Các anh đừng hỏi tại sao là lỗi của các anh nha! Mà xin thưa, không hỏi thì tôi cũng kể để các anh hiểu mà đưa ra quyết sách đúng đắn.

    - Nếu các anh quy hoạch đô thị tốt, dành quỹ đất cho giao thông được đầy đủ, cơ sở hạ tầng được đảm bảo thì có kẹt xe hay không?

    - Nếu các anh phát triển phương tiện công cộng đáp ứng yêu câu của xã hội (tàu điện; xe buýt thân thiện, chứ không phải xe buýt tử thần như hiện nay…) thì người dân sẽ chuyển từ đi phương tiện cá nhân sang đi phương tiện công cộng, như vậy hỏi có còn kẹt xe hay không?

    Xin thưa, nếu các anh đảm bảo các yêu câu trên thì chẳng xảy ra kẹt xe. Nhưng giờ kẹt xe diễn ra hàng ngày, ảnh hưởng đến quyền lợi của từng người dân, kinh tế của đất nước…đáng lẽ ra các anh phải thực hiện các yêu cầu nêu trên…chứ sao bắt dân nghèo phải chịu?

    Người ta nghèo nên mới đi xe máy thôi các anh ạ! Nếu có tiền họ sẽ đi ô tô rồi; hoặc mua nhà gần nơi làm việc để đi bộ tập thể dục cho khỏe, chứ ngu gì đi xa cho kẹt xe. Vậy giờ cấm họ đi xe máy thì họ sẽ đi làm bằng cách nào?

    Các anh đừng bảo rằng họ sẽ chuyển qua đi bằng phương tiện công cộng, như là xe buýt nha! Xin thưa, xe buýt hiện nay như tử thần, chạy ẩu, ngồi trên xe người ta uể oải cả người cũng như lo sợ cảnh móc túi… thì còn sức đâu người ta làm việc được.

    Cuối bài cho tôi chốt lại câu “Kẹt xe là lỗi của anh…sao bắt dân nghèo phải chịu?

     
    15016 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #436500   22/09/2016

    Longvigecam
    Longvigecam
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (436)
    Số điểm: 3295
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 133 lần


    Có phải đây là một trong các nguyên nhân kẹt xe.

    30.000 người chen chúc trong “tổ hợp lò bát quái...kiểu mẫu” Hà Nội

    “Tổ hợp lò bát quái” là tên gọi được cư dân khu đô thị Linh Đàm đặt cho 12 tòa nhà bố trí trên ô đất rộng gần 5ha của đại gia Lê Thanh Thản. Dự kiến sẽ có 3 vạn dân sống chen chúc trong khu đô thị này.
    Tổ hợp chung cư ở khu đô thị Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) - Ảnh Vũ QuangTổ hợp chung cư ở khu đô thị Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) - Ảnh Vũ Quang

    "Tắc thang máy hơn tắc đường"

    Tổ hợp dự án nhà thương mại giá rẻ mang tên HH của đại gia điếu cày Lê Thanh Thản (Công ty xây dựng tư nhân số 1 Điện Biên) tại ô đất CC6, khu đô thị Linh Đàm (Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội). Theo giới thiệu của công ty này, tổ hợp chung cư HH gồm 4 khối HH1, HH2, HH3, HH4, mỗi khối gồm 3 tòa nhà ký hiệu A, B, C cao từ 36 - 41 tầng.

     

    “Tổ hợp lò bát quái” là tên gọi được cư dân ở đây đặt cho 12 tòa nhà của đại gia Lê Thanh Thản. Trong số 12 tòa đã có 3 tòa nhà (HH4) đã đi vào hoạt động, người dân đã đến ở tại các tòa nhà này.

     

    Anh Ngô Văn Huân sống tại tòa HH4B cho biết: “Tòa nhà tôi ở có 6 thang máy, thì 1 thang chở hàng. Giờ cao điểm buổi sáng và buổi chiều tối thì hơn tắc đường. Người đi lên đi xuống như trẩy hội, không có chỗ chen chân, thang máy không được nghỉ phút nào. Hơn 3.000 người sống trong tòa nhà này thử hỏi không ùn tắc sao được”.

     
     

     

     

    Theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam số 01: 2008/BXD thì khoảng cách tối thiểu giữa các tòa nhà cao tầng (có chiều cao trên 46m) phải bảo đảm 25m. Nhưng thực tế thì chủ đầu tư các khu nhà ở HH đã rút xuống còn 10 - 15m.

     

    Trước đó, ngày 14/7/2014 Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký quyết định số 3758/QĐ-UBND, phê duyệt quy hoạch chi tiết khu đô thị Nam hồ Linh Đàm, tỷ lệ 1/500, trên địa bàn phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai), xã Tam Hiệp, Thị trấn Văn Điển (huyện Thanh Trì).

     

    Quyết định này nêu rõ: “các công trình tạo điểm nhấn kiến trúc trong khu đô thị tập trung hai bên trục đường đi bộ trung tâm nối từ hồ Linh Đàm đến khu dân cư làng xóm. Công trình cao tầng nhất khoảng 35 tầng bố trí tại trung tâm khu đô thị, chiều cao công trình thấp dẫn về phía hồ Linh Đàm. Qua đó, tạo không gian chuyển tiếp về phía Nam và phía Tây, tạo không gian hài hoà với làng xóm hiện hữu. Các công trình cao tầng bảo đảm khoảng lùi theo quy chuẩn xây dựng, đồng thời khoảng đệm cần thiết để làm quảng trường, khu vực tập kết và giải phóng phương tiện bảo đảm an toàn giao thông, tránh ùn tắc”.

     

    Thực tế thì xung quanh khu vực công viên Bắc Linh Đàm đang có nhiều tòa chung cư mọc lên với mật độ dày đặc. Rõ ràng chiếu theo các quyết định trên, bán đảo Linh Đàm hiện nay đang phát triển rất nóng, phá vỡ không gian kiến trúc, cảnh quan, không gian và sinh thái.

     

    Quy hoạch đang bị “băm nát”?

     

    Ông Trần Toàn Thương, Phó chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt nói: “Tính riêng dân số 12 tòa HH của ông Lê Thanh Thản sắp tới đi vào hoạt động, bằng cả phường Hoàng Liệt. Mật độ dân số quá cao, không hiểu quy hoạch như thế nào chứ mai này người dân vào ở thì lấy đâu chỗ để xe, không gian sinh hoạt cộng đồng. Kiểu gì sắp tới chúng tôi cũng vất vả với khu nhà ở này”.

     

    “Các khu đô thị như Pháp Vân - Tứ Hiệp, Bán đảo Linh Đàm, Tây Nam Linh Đàm chủ đầu tư không xây dựng trường học công lập, gánh nặng trường công đang đè xuống trường mầm non, tiểu học Hoàng Liệt”, ông Trần Toàn Thương cho biết thêm.

     

    Ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng bức xúc nói: Không thể có mật độ dày đặc như vậy được, ai cho phép xây dựng như vậy, đúng là “băm nát” quy hoạch. Không thể hình dung được, tại sao có 5ha mà lại được phép xây 12 tòa nhà  cao tầng. Không thể căn cứ vào việc giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân mà buông lỏng quản lý, phá vỡ quy hoạch đô thị.

    Bởi có rất nhiều vấn đề đặt ra đối với số lượng cư dân hàng vạn người trên một diện tích chật hẹp. Đó không đơn thuần là những hệ lụy về mặt kiến trúc mà còn là hạ tầng xây dựng, hạ tầng giao thông, xã hội

     

    Tư vấn thủ tục đầu tư dự án, thành lập doanh nghiệp tại Hà nội, Ninh Bình. Tư vấn thủ tục mua bán nhà đất.

    Cung cấp thông tin doanh nghiệp

    Mobile: 0983973514 Email: hanoilegal@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #436557   22/09/2016

    ta.luatsaoviet
    ta.luatsaoviet
    Top 150
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 7879
    Cảm ơn: 88
    Được cảm ơn 297 lần


    Không quản lý được thì phải …. Cấm. 
    Tắc đường là do yếu kém trong quản lý đi kèm với cơ sở hạ tầng kém. Trong khi tiền thuế của dân cứ để xây tượng đài thì tiền đâu để phát triển hạ tầng. Cũng biết là các ông muốn khuyến khích giao thông công cộng phát triển nhưng mà quản lý làm sao để hướng người dân đến với giao thông công cộng khi hạ tậng giao thông công cộng còn quá kém vì không có tiền. Nói chung cứ không làm đc là cấm, mà vi phạm lệnh cấm thì chỉ có phạt tiền để … xung quỹ xây tượng đài thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #448021   25/02/2017

    minhcuong1704
    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    Tắc đường - vấn đề muôn thuở của thành phố lớn như Hà Nội, TpHCM. Chuyện quản lý xây dựng tuyến đường và cơ chế giám sát cần nâng cao hơn. Ngừoi dân có ý thức không đi đúng phần đường là lỗi một phần nhưng cơ quan, đơn vị chuyên ngành cần tìm ra đúng hướng khắc phục.

     
    Báo quản trị |  
  • #448031   25/02/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    Đúng là nạn tắc đường, trước hết phải xác định lỗi là từ phía cơ chế quản lý chưa tốt, cộng thêm cơ sở hạ tầng, các tuyến đường giao thông chưa được xây dựng và hoàn thiện ở mức cao. Cần phải tìm cách khắc phục tình trạng này chứ không phải tăng cường các quy định "Cấm".

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongthuy2210 vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (25/02/2017)
  • #448057   25/02/2017

    mcjambi
    mcjambi
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2012
    Tổng số bài viết (237)
    Số điểm: 1705
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 46 lần


    Ấy là cái chuyện của cán bộ quy hoạch. Chúng ta bàn tới cũng không thay đổi được gì, chả có nhẽ đập bỏ ?

     
    Báo quản trị |  
  • #455861   03/06/2017

    Từ nhiều năm trước đây, phương tiện truyền thông và giới chuyên môn đã cảnh báo về nguy cơ ùn tắc giao thông ở những đô thị lớn của Việt Nam. Đáng tiếc, chúng ta không có sự đồng thuận về các giải pháp căn bản mà chỉ chạy theo tình thế. Các cơ quan chức năng cũng như xã hội đã không dành sự quan tâm thích đáng, cứ để thời gian trôi qua.  Và kết quả là vấn hạn kẹt xe kinh khủng từ hai thành phố lớn nhât Việt Nam. Nó không thể giải quyết ngày một ngày hai. sau đây mình xin có một số phương án để phần nào hạn chế kẹt xe ở Việt Nam.

    Đó là các biện pháp phân luồng giao thông, uốn nắn tuyến, điều chỉnh dải phân cách, hạn chế lưu lượng và tốc độ lưu thông…

    Những biện pháp này được sử dụng để khắc phục nhanh những tình huống kẹt xe và ùn tắc giao thông nhất thời, ví dụ như dịp lễ hội, tai nạn, thời tiết…
     
    Báo quản trị |  
  • #455864   03/06/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Đất thì chật, người thì càng ngày càng đông, quản lý thì không quản lý nổi, càng ngày càng rối loạn. Nhưng mình thấy những ngày lễ tết, ai về nhà nấy thì đường chả còn 1 bóng xe, tốt nhất là tìm cách tạo điều kiện để những người dân xa quê họ có thể trở về và làm việc trên chính quê hương của họ thì mình nghĩ là có thể giảm bớt phần nào. Mà cái ngày đấy thì chắc còn xa vời, nghĩ ra cách nào hay hay để giảm ùn tắc như kiểu của Trung Quốc làm, mình thấy cũng hay là ngày chẵn thì những biển số xe chẵn được lưu thông và ngược lại với ngày lẻ. Những ngày không được đi xe thì dùng phương tiện công cộng nhưng nhà nước nên đầu tư cho phương tiện công cộng tốt hơn để người dân có thể yên tâm đi lại mà không phải nơm nớp lo sợ hàng tá vấn đề như hiện nay.

    Cập nhật bởi thanhvan312 ngày 03/06/2017 08:18:18 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #455867   03/06/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    Có vẻ như các bác của chúng ta đang rơi vào hoàn cảnh bế tắc rồi, từ quy hoạch không hợp lý, cho đến khâu quản lý hệ thống các phương tiện giao thông lưu hành không chặt, quản không nổi thì quay sang cấm thôi. Chưa thực thi trên thực tế mà đã nhận bao nhiêu gạch đá từ dư luận như vậy rồi, còn muốn quy định gì nữa. Cuối cùng rồi thì dân cứ nghèo mãi thôi.

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
  • #456899   10/06/2017

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Hiện trạng thực tế hiện nay là đã quy hoạch hỗn loạn, nhất là nội thành, nhà cửa chen chúc, đường sá nhỏ hẹp, không có mảng xanh, dân cư đông, đường đập đi sửa lại bao lần, ngập nước, tắc đường, thêm dự án đầu tư tràn lan thì như rơi vào bế tắc. Thử nhieuf giải pháp nhưng đâu vẫn vào đấy nên mới sinh ra ý nghĩ "cấm", nhìn vào giao thông ở nước ngoài thì việc áp dụng cấm xe máy mới khả quan, chứ mình nghĩ giao thông Việt Nam vẫn chưa thể cấm đc, cấm rồi đi bằng gì? trong khi giao thông công cộng ko đủ đáp ứng. Xe ô tô cá nhân thì càng phi lý. :)) muốn tình hình cải thiện thì cần có 1 nhân tài có cao kiến đứng ra cải tạo lại toàn bộ hệ thống giao thông thì may ra!

     
    Báo quản trị |  
  • #457109   12/06/2017

    Nhà nước đưa ra quy định cấm như thế là sai, nhưng không hẳn đổ hết tất cả lỗi cho cơ quan nhà nước vì:

    - Việc xây dựng cơ sở hạ tầng tốt không chỉ là ngày một ngày hai và kinh phí cho việc xây dựng rất nhiều, nếu người dân không góp sức thì khó mà xong, ví dụ như khâu giải phóng mặt bằng là quá khó rồi.

    - Việc kẹt xe chẳng ai muốn cả, cơ quan nhà nước cũng muốn giải quyết nên đưa ra và thử nghiệm nhiều cách để xem nó hiệu quả không mà thôi, ví dụ như vẫn có những chiến sĩ phân luồn giao thông giờ cao điểm mà, đổ lỗi cho họ hết cũng tội.

     
    Báo quản trị |  
  • #470972   15/10/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Re

    Hoàn toàn đồng tình với chủ bài viết. Tại sao lại đổ lỗi chỉ riêng cho dân nghèo đi xe máy trong khi các oto của các sếp, xa tải, xa container, xe buýt của đô thị chạy như thần chết, lấn làn, đỗ xe giữa lòng đường mới là các Nguyên nhân khiến cho xe máy phải đi lấn lên vỉa hè, hay là tắc đường.
     
    Báo quản trị |  
  • #483798   30/01/2018

    Kẹt xe và một số giải pháp ban đầu!

    Riêng quan điểm cá nhân của tôi có một số ý kiến như sau: Thứ nhất, phải cân bằng lực đẩy và lực hút, phải có lực hút đủ trước khi đẩy, có nghĩa là phải phát triển hệ thống giao thông cộng cộng đủ mạnh mới hy vọng hạn chế được xe cá nhân. Thứ hai, phải có hạ tầng tối thiểu đảm bảo cho giao thông công cộng phát triển thì xe buýt mới phát triển, phải biết tổ chức quản lý giao thông thông minh (cả bộ máy tổ chức, con người và công nghệ) và quản lý quy mô đô thị hài hòa thì mới giảm kẹt xe bền vững. Về giải pháp đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng, không phải cứ mở rộng cầu đường là hết kẹt xe. Do chi phí bồi thường quá lớn - thường gấp cả chục lần chi phí xây dựng, thời gian thực hiện giải tỏa quá dài, khó làm đồng loạt mà chỉ làm một vài dự án. Vừa làm xong lại thu hút xe và gây kẹt chỗ khác, thậm chí kẹt ngay trên dự án chưa xong do dự báo sai. Thực ra về quy hoạch, hệ thống giao thông nước ta còn nhiều vấn đề. Một là, thiếu tính thứ bậc rõ ràng, nối kết thành hệ thống từ cao tốc, đường vành đai xuống trục chính, trục chính khu vực, lan tỏa ra các hệ thống đường phố, ngõ hẻm. Hai là, thiếu các mạng lưới đặc thù cho một hệ thống giao thông đô thị có quy mô cực lớn: Thiếu các bãi đỗ, đậu xe, đường chuyên dùng cho container, xe tải, xe buýt, xe đạp, đi bộ. Ba là, lộ giới các con đường ở Việt Nam đều quá nhỏ so với quy chuẩn Việt Nam, quanh quẩn chỉ 2 làn, 4 làn… … Giải quyết các vấn đề này, cần các tổ chức tư vấn có tâm và tầm giỏi thật sự, cần có tầm nhìn tầm cỡ mang tính khoa học và một chính quyền đô thị tập trung thực sự vững mạnh.
     
    Báo quản trị |  
  • #485416   24/02/2018

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Tạm thời trước mắt có một số biện pháp chống kẹt xe như:

    1. Xe bus dài hai tầng sử dụng nhiên liệu sinh học
     
    Chở được nhiều người, giảm diện tích chiếm mặt đường và chi phí vận hành rẻ, tạo điều kiện cho việc sử dụng nhiên liêu sinh học được phổ biến góp phần chống ô nhiễm môi trường.
     
    2. Khuyến khích người dân đi xe bus
     
    Giá vé phải thật rẻ, nếu được thì những năm đầu tiên nên miễn phí đi xe bus sau đó hãy thu phí. Nguồn thu cho hoạt động xe bus được lấy từ hoạt động quảng cáo trên thân và trong xe, một số nguồn thu khác sẽ được đề cập dưới đây và từ hỗ trợ của nhà nước.
     
    3. Phân làn đường ưu tiên cho xe bus
     
    Xe bus phải có 1 làn ưu tiên riêng biệt sát lề đường bên phải để tiện lên xuống. Làn xe bus nên có giải phân cách cứng từng đoạn thấp và riêng biệt với làn giao thông của các phương tiện khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa để xe bus di chuyển nhanh và an toàn.
     
    4. Phân làn cho vỉa hè
     
    Tùy theo độ rộng của vỉa hè mà thứ tự sẽ ưu tiên sắp xếp từ ngoài đường vào trong như sau: Người đi bộ, đậu ô tô, đậu xe máy. Kiên quyết loại trừ các trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, buôn bán.
     
    5. Bố trí lại giờ vào học và giờ ra về của học sinh cấp II và III
     
    Học sinh cấp II hoặc cấp III phần lớn đã tự chủ được trong việc đi học mà không cần tới sự đưa đón của cha mẹ, vì vậy các trường nên chủ động phân chia giờ học của các lớp học cho hợp lý. Không để tất cả học sinh cùng tới lớp và ra về cùng một giờ trong ngày gây ách tắt khi đến trường cũng như là khi tan trường.
     
    6. Thay đổi giờ vào nội thành đối với các xe tải, container
     
    Xe tải hoặc container chủ yếu là chở hàng hóa ra vào nội thành nên thời gian vào nội thành từ 22h đêm đến 6h sáng.
     
    7. Hạn chế phương tiện cá nhân trong nội thành
     
    Bước đầu đánh thuế trước bạ thật cao khi sang tên và thu phí lưu thông thật cao đối với các loại ôtô cá nhân, 2 hoặc 3 năm sau tiến hành áp dụng cho xe gắn máy. Thu phí cao đối với các xe từ tỉnh khác vào nội thành. Tất cả các nguồn thu này được dùng để hỗ trợ cho xe bus.
     
    8. Taxi giảm số lượng và sử dụng nhiên liệu sinh học
     
    Phụ thu thêm cước taxi cao để bổ sung nguồn thu cho xe bus, không phát triển thêm số lượng xe taxi trong vòng 5 năm, chuyển đổi sử dụng nhiên liệu sinh học 100% số lượng xe trong vòng 3 năm.  
     
    9. Hạn chế đối tượng được sử dụng xe công
     
    Trong 3 năm không được mua xe mới, chỉ ưu tiên mua xe của các hãng taxi đang hoạt động trong nội thành để sử dụng nếu quá cần thiết. Đưa chi phí sử dụng xe ô tô công của cán bộ tính vào lương.
     
    10. Bắt buộc cán bộ công chức phải gương mẫu đi làm bằng xe bus
     

    Đây là tiêu chí để đánh giá tư cách đạo đức và xếp bậc lương của cán bộ công chức. Ban đầu 1 tuần đi làm bằng xe bus 1 lần sau đó cứ 6 tháng lại nâng lên thêm 1 lần trong tuần và cứ như vậy cho đến khi đi làm bằng xe bus hết tất cả các ngày trong tuần. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thaonguyen27 vì bài viết hữu ích
    Thuongtommy92 (24/02/2018)
  • #486789   12/03/2018

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Điều cần làm đầu tiên là phạt thật nặng những người điều khiển phương tiện làm ùn tắc cả một luồng xe đang được ưu tiên (hướng đi thẳng hoặc nhóm đèn xanh).

    Chấm dứt tình trạng phương tiện rẽ trái cản toàn bộ dòng xe bắt đầu được quyền đi thẳng. Ở các nước, nếu không có tín hiệu rẽ trái, phương tiện rẽ trái chỉ được tiến lên đến giữa ngã tư, dừng lại, đợi cho làn xe đi thẳng (ưu tiên) đi hết mới được rẽ. Như tình trạng giao thông hiện nay, phương tiện rẽ trái thiếu ý thức làm cho luồng xe đi thẳng bị ách lại, có khi đèn chuyển sang đỏ chỉ có 2-3 xe kịp đi.

    Phạt thật nặng những xe vượt cố, làm cản đường (rất nhiều ùn tắc bất ngờ chỉ vì 1-2 ôtô cố lao lên ngã tư khi đèn đang chuẩn bị chuyển sang đỏ. Lái xe phải tự suy đoán, nếu đèn đỏ mà vẫn ở giữa ngã tư phải bị phạt nặng, kể cả xe buýt (nhất là xe bus, do xe dài, gây ách tắc khi dừng nghẹt giữa ngã tư).

     
    Báo quản trị |  
  • #486797   12/03/2018

    shochu
    shochu

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2017
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 10 lần


    Ra đường ở Việt Nam hôm nay thật giống như Trò chơi sinh tử ngoài đời thực, bao nhiêu người ra ngoài đi chợ, đi học, đi làm, đi bộ.... đã chết thảm trên đường không bao giờ trở lại nữa...

    Hậu quả của cái gì vậy? 

    Mỗi ngày chúng ta có bao nhiêu người chết vì TNGT?

    Ám ảnh!

    Tôi chán ngấy cái xã hội bất an này lắm rồi!

     
    Báo quản trị |  
  • #487104   14/03/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 347 lần


    Thực trạng kẹt xe xảy ra nhiều ở các thành phố lớn, điều này dễ hiểu vì lưu lượng người đổ về thành phố làm việc và sinh sống cao. Kẹt xe một phần do sự quản lý và quy hoạch đô thị của các ngành các cấp trong bộ máy nhà nước, tuy có cải thiện qua từng năm, từng giai đoạn nhưng để khắc phục được là rất khó. Cộng thêm ý thức một số ít người vẫn chưa cao trong khi tham gia giao thông, lấn tuyến lấn làn vào giờ cao điểm, lái xe trọng tải lớn, xe con vào các tuyến đường nhỏ hẹp 1 làn đường ... gây ra ùn tắc một đoạn, một đoạn đó ùn tắc dẫn đến đoạn đường lớn ùn tắc theo... nên việc quy hoạch và xây dựng đô thị cũng là một vấn đề lớn cần giải quyết để khắc phục đc tình trạng này

     
    Báo quản trị |  
  • #493186   31/05/2018

    giangthingochuong
    giangthingochuong
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2018
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2012
    Cảm ơn: 55
    Được cảm ơn 26 lần


    Không giải quyết được thì phải cấm.

    Cấm chính là giả pháp cho các vấn đề chưa giải quyết được của cơ quan nhà nước mà.

    Trong chuyện kẹt xe này cũng cho chúng ta thấy tầm nhìn hạn hẹp của những người có thẩm quyền trong việc quy hoạch đô thị.

    Dân ta còn phải khổ dài vì vấn đề này.

     
    Báo quản trị |  
  • #493197   31/05/2018

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    Kẹt xe là lỗi của anh…sao bắt dân nghèo phải chịu

    Muốn thì mấy ổng cứ thử đi rồi sẽ biết. Dân không thể đi làm, khối người bỏ việc rồi bỏ Hà Nội đi. Thử đi rồi sẽ thấy sinh viên chẳng thể đến lớp, cán bộ không thể đến cơ quan rồi Hà Nội ra sao. Vài ông chỉ ngồi máy lạnh, sáng đi làm có người đón tận nhà, ngồi rảnh rỗi nghỉ ra mấy cái vớ vẩn để báo chí viết, dân tình bàn tán mà thôi.
     
    Báo quản trị |  
  • #493498   03/06/2018

    ngothanhphuong310
    ngothanhphuong310
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/05/2018
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 11 lần


    Theo bản thân thấy thì vấn đề này đã nhức nhối rất lâu và cũng có rất nhiều ý kiến đóng góp từ nhiều phía, vậy tại sao nó vẫn chưa được giải quyết, ai có quyết tâm thực hiện liền những giải pháp tối ưu để tuyến đường được lưu thông huyết mạch, rõ là cần những hành động quyết luyệt và thực sự thay đổi trong chính tư duy nhìn nhận của các nhà quy hoạch.

     
    Báo quản trị |  
  • #497074   15/07/2018

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    Trước khi đổ lỗi cho bên này, bên kia thì trước tiên phải xác định ý thức tham gia giao thông của mình đã tốt chưa đã. Mình thấy việc kẹt xe xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng hiện nay quan trọng nhất vẫn là ý thức của bộ phận lớn người dân. Chứ quy hoạch ra mà người dân cứ mạnh ai nấy đi thì kẹt xe vẫn như thường.

     
    Báo quản trị |