Tại khoản 11 Điều 3 Luật kế toán 2015 quy định như sau: “Kế toán viên hành nghề là người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán theo quy định của Luật này.”
- Căn cứ vào Điều 58 Luật này quy định về Đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, thì Người được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán phải:
+ Có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Luật kiểm toán độc lập;
+ Có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc làm việc tại hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
+ Đáp ứng được các điều kiện về năng lực hành vi dân sự; 36 tháng trở lên thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán; Tham gia cập nhật kiến thức đầy đủ theo quy định.
+ Không là một trong những đối tượng không được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
- Hồ sơ, trình tự, nguyên tắc đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán và hợp đồng lao động được quy định cụ thể tại Thông tư 296/2016/TT-BTC.
- Căn cứ vào khoản 2 Điều 15 Luật kế toán 2015 quy định về Trách nhiệm của kế toán viên hành nghề, như sau:
“Điều 15: Trách nhiệm của kế toán viên hành nghề
[…]
2. Có văn bản gửi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh về việc không tiếp tục hành nghề dịch vụ kế toán theo quy định tại khoản 7 Điều 9 Thông tư này chậm nhất là 10 ngày trước ngày không tiếp tục hành nghề dịch vụ kế toán.
3. Thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính chậm nhất là 10 ngày trước khi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị đối với các trường hợp quy định tại khoản 4, 5, 6, 7, 8 Điều 9 Thông tư này theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06/ĐKHN ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán cũ cho Bộ Tài chính thông qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận hết hiệu lực hoặc không còn giá trị đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 9 Thông tư này trừ trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán đã được nộp lại khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán quy định khoản 3, 4 Điều 11 Thông tư này.
5. Không được sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán đã bị hết hiệu lực hoặc không còn giá trị trong các hoạt động nghề nghiệp kế toán.
6. Kế toán viên hành nghề đang đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán mà còn đồng thời làm người đại diện theo pháp luật, giám đốc (tổng giám đốc), chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán), nhân viên kế toán, kiểm toán nội bộ hoặc các chức danh khác tại đơn vị, tổ chức khác thì phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bắt đầu hoặc ngừng tham gia các công việc hoặc có thay đổi về thời gian làm việc, chức danh tại các đơn vị đó.
[…]”
Theo đó, khi bắt đầu hành nghề dịch vụ kế toán thì kế toán viên hành nghề phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán và khi không tiếp tục hành nghề dịch vụ kế toán thì tùy vào từng trường hợp mà Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị quy định tại Điều 9 Luật này quy định mà người hành nghề dịch vụ kế toán phải có trách nhiệm theo quy định nêu trên.