kế toán công cụ dụng cụ

Chủ đề   RSS   
  • #103525 18/05/2011

    cabu

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    kế toán công cụ dụng cụ

    Tôi đọc tài liệu về kế toán theo dõi CCDC thì thấy việc theo dõi có 2 phương pháp: kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ.
    Kê khai thường xuyên thì phải theo dõi từng lần xuất nhập và dùng TK 153: Hàng trong kho
    Kiểm kê định kỳ thì chỉ cuối kỳ mới phải chốt số 1 lần để tính ra số tiền CCDC xuất trong kỳ, từ đó hạch toán 1 lần, và dùng TK 611: Mua hàng (TK 611 là TK trung gian, tức là đầu kỳ vẫn phải kết chuyển số tồn từ TK 153 sang TK 611, cuối kỳ lại kết chuyển từ TK611 sang TK 153)
    Cơ quan tôi, từng văn phòng phẩm nhỏ nhất cũng đưa vào theo dõi CCDC nên số lượng rất nhiều, tôi định sẽ dùng phương pháp kiểm kê định kỳ nhưng tôi không biết định kỳ ở đây có quy định là bao lâu không (1 tháng, 1 quý hay 1 năm). Tôi muốn làm theo từng tháng và như thế thì số lần xuất nhập ở cơ quan tôi không nhiều, tôi có thể sử dụng luôn TK153 để không phải kết chuyển 2 lần đầu kỳ và cuối kỳ sang TK 611 được không, tôi lập bảng theo dõi nhập - xuất - tồn để tính ra số tiền CCDC xuất trong kỳ từ đó hạch toán mà không cần kiểm kê định kỳ hàng tháng có được không ạ, tức là tôi có thể kết hợp cả 2 phương pháp để theo dõi ở cơ quan tôi thì có hợp lệ không ạ.
    Tôi hỏi hơi thiên về lĩnh vực kế toán, mạn phép mong các bạn tư vấn giúp ạ.
    Xin chân thành cảm ơn.
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 19/05/2011 09:46:16 SA
     
    26374 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #103656   19/05/2011

    cabu
    cabu

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    cách theo dõi công cụ dụng cụ

    Trước đây cơ quan tôi chỉ theo dõi TSCĐ (có giá trị trên 10 triệu) nhưng sau khi kiểm toán Nhà nước vào, họ yêu cầu tất cả các đồ mua vào đều phải có phiếu xuất nhập kho và theo dõi như CCDC. Vậy tôi không biết các văn phòng phẩm như bút, ghim, kẹp, giấy .. hoặc ly cốc, phích, sọt rác,... có phải theo dõi hết vào CCDC không ạ. Theo dõi như vậy tôi nghĩ sẽ nhiều lắm, xin chỉ cho tôi cách theo dõi hợp lý, đơn giản dễ làm mà không bị sai quy định của kiểm toán với ạ.
    Xin chân thành cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #103974   20/05/2011

    duyenbt1984
    duyenbt1984
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2011
    Tổng số bài viết (348)
    Số điểm: 4428
    Cảm ơn: 165
    Được cảm ơn 76 lần


    Theo mình, bạn có nhầm lẫn 1 chút, "bút, ghim, kẹp, giấy,..." như bạn nói ở trên là văn phòng phẩm bạn ko nên hạch toán vào CCDC, khi mua những thứ đó bạn có thể hạch toán luôn vào chi phí trong kỳ.
    Bạn chỉ có thể áp dụng 1 phương pháp và phải thống nhất trong 1 niên độ kế toán. công ty bạn đã đăng ký áp dụng phương pháp nào thì phải áp dụng pp đó.
    Chúc bạn vui.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duyenbt1984 vì bài viết hữu ích
    cabu (20/05/2011)
  • #104008   20/05/2011

    cabu
    cabu

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn bài trả lời của bạn, tôi muốn hỏi thêm chút, tôi cũng nghĩ văn phòng phẩm thì không cần theo dõi CCDC nhưng vì Kiểm toán yêu cầu tất cả các thứ mua vào đều phải có phiếu nhập kho, xuất kho. Vì đã có phiếu nên tôi nghĩ phải hạch toán vì đã liên quan đến ra vào kho thì phải dùng đến 153 rồi. Vậy tôi chỉ theo dõi nhập xuất tồn về mặt số lượng mà không hạch toán tài khoản thì có được không.
    Cảm ơn bạn nhiều.
     
    Báo quản trị |  
  • #104098   20/05/2011

    duyenbt1984
    duyenbt1984
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2011
    Tổng số bài viết (348)
    Số điểm: 4428
    Cảm ơn: 165
    Được cảm ơn 76 lần


    Kiểm toán yêu cầu phải có phiếu nhập, xuất là đối với NLVL, CCDC, hàng hoá, ... thông thường văn phòng phẩm chỉ mua với số lượng vừa phải chứ không đến nỗi quá nhiều để mà phải nhập xuất kho đâu. Nếu mua VPP với số lượng lớn, bạn có thể treo trên TK 242 rồi phân bổ dần vào chi phí, rồi theo dõi nhập xuất như bạn nói mà không cần hạch toán qua TK 153.
     
    Báo quản trị |  
  • #104277   21/05/2011

    cabu
    cabu

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn bạn, mình mới làm nên còn nhiều cái chưa biết lắm, bạn cho mình hỏi thêm chút nhé. Bạn bảo nếu mua giá trị lớn về thì treo vào 242 rồi phân bổ dần vào chi phí, mình đưa ví dụ cụ thể bạn hạch toán các bút toán Nợ, Có giùm mình với. Ví dụ mua LCD giá 2.400.000, phân bổ trong 24 tháng, tức là mỗi tháng 100.000.
    Mình thì định hạch toán 3 bút toán là:
    1. Nhập kho: Nợ 153: 2.400.000
                        Có 111: 2.400.000
    2. Treo vào: 
                        Nợ 242: 2.400.000             
                        Có 153: 2.400.000  
    3. Phân bổ:
                       Nợ 642:100.000 
                       Có 242: 100.000        
    Như vậy hết 1 năm TK 242 và TK 642 vẫn còn dư tiền thì có sao ko, với lại bạn bảo ko cần hạch toán vào TK 153 nên mình ko biết phải hạch toán thế nào
    Giúp mình với nhá. Cảm ơn bạn nhiều nhiều emoticon
     
    Báo quản trị |  
  • #104827   24/05/2011

    duyenbt1984
    duyenbt1984
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2011
    Tổng số bài viết (348)
    Số điểm: 4428
    Cảm ơn: 165
    Được cảm ơn 76 lần


    Bạn hạch toán như vậy không ổn, bạn nhập kho (DK: nợ 153, làm phiếu nhập) sau đó lại xuất kho (có 153, làm phiếu xuất) có phải là lòng vòng quá không? Theo mình bạn hạch toán:
    1, Nợ 242: 2.400.000
        có 111: 2.400.000
     sau đó hàng tháng phân bổ: 
        Nợ 641,642...: 100.000
        Có 242: 100.000
    Để theo dõi những loại tài sản như vậy, bạn làm biên bản giao nhận cho bộ phận sử dụng, rồi lập sổ theo dõi chi tiết những loại tài sản đó ( = excel).
    Hết 1 năm TK 242 vẫn còn số dư, vì không chỉ có LCD của bạn mà còn nhiều chi phí trả trước dài hạn khác; nhưng TK 642 thì không còn số dư, khi hết năm bạn kết chuyển sang Tk 911 để xác định kết quả kinh doanh.
     
    Báo quản trị |  
  • #555912   28/08/2020

    Mình cần quản lý tài sản và công cụ dụng cụ, mình mới làm bên lĩnh vực hành chính có ai giúp mình không ạ

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hotrongphung vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/08/2020)