Kể tên các địa danh trên tờ tiền Việt Nam

Chủ đề   RSS   
  • #616610 20/09/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 550 lần
    SMod

    Kể tên các địa danh trên tờ tiền Việt Nam

    Những tờ tiền Việt Nam đều được ta sử dụng hằng ngày, tuy nhiên đã bao giờ mọi người để ý đến những địa danh nào được in lên những tờ tiền Việt Nam hay chưa? Cùng tìm hiểu các địa danh trên tờ tiền Việt Nam qua bài viết sau đây nhé!

    Kể tên các địa danh trên tờ tiền Việt Nam

    Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất được phát hành tiền tại Việt Nam. Theo Ngân hàng Nhà nước, hiện nay các mệnh giá tiền còn được lưu hành bao gồm:

    - Tiền giấy với các mệnh giá là 500.000đ, 200.000đ, 100.000đ, 50.000đ, 20.000đ, 10.000đ, 5.000đ, 2.000đ, 1.000đ, 500đ, 200đ và 100đ

    - Tiền kim loại có các mệnh giá là 5.000đ, 2.000đ, 1.000đ, 500đ và 200đ

    Theo đó, 12 địa danh được in trên 12 mệnh giá tiền Việt Nam như sau:

    (1) Tờ 100 đồng

    Hình ảnh trên tờ 100 đồng là tháp tại chùa Phổ Minh (thôn Tức Mặc, Nam Định). 

    Tháp Phổ Minh được xây dựng vào năm 1305, dưới thời vua Trần Anh Tông, cao 19,5m, có 14 tầng, lên cao thu hẹp dần và kết thúc bằng một chỏm nhọn hình bầu rượu có nhiều cạnh.

    (2) Tờ 200 đồng

    Hình ảnh in trên tờ 200 đồng là cánh đồng 5 tấn - Thái Bình.

    Cánh đồng 5 tấn ở Thái Bình được coi là biểu tượng của nỗ lực nông nghiệp, nơi đạt kỷ lục năng suất lúa 5 tấn/ha vào năm 1965, đã giúp Thái Bình cung cấp hơn một triệu tấn thóc cho nhà nước trong giai đoạn 1965-1975.

    (3) Tờ 500 đồng

     Hình ảnh trên tờ 500 đồng là hình ảnh cảng Hải Phòng.

    Cảng Hải Phòng được thực dân Pháp xây dựng năm 1874 với quy mô lớn bao gồm 6 nhà kho (gọi là Bến Sáu kho) Cảng Hải Phòng hình thành từ bến Ninh Hải của làng chài Cửa cấm từ thế kỷ 18.

    (4) Tờ 1000 đồng 

    Hình ảnh trên tờ 1000 đồng là hình ảnh những người lao động đang cưỡi voi, khai thác gỗ tại Tây Nguyên.

    Hình ảnh người lao động cưỡi voi khai thác gỗ tại Tây Nguyên tượng trưng cho văn hóa và sức lao động của người dân nơi đây.

    (5) Tờ 2000 đồng

    Hình ảnh trên tờ 2000 đồng là những nữ công nhân đang làm việc ở Nhà máy Dệt Nam Định.

    Nhà máy Dệt Nam Định được thành lập vào năm 1898, với vai trò là nhà máy lớn nhất Đông Dương và là cơ sở nghiên cứu về tơ lụa. 

    (6) Tờ 5000 đồng

    Hình ảnh trên tờ 5000 đồng là hình ảnh Nhà máy thủy điện Trị An thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

    Nhà máy Thủy điện Trị An được khởi công vào năm 1984. Tổ máy số 1 bắt đầu hoạt động chính thức vào ngày 30/4/1988. Nhà máy chính thức được khánh thành vào năm 1991.

    (7) Tờ 10.000 đồng

    Hình ảnh trên tờ 10.000 đồng là cảnh khai thác tại Mỏ Dầu Bạch Hổ, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 145km về hướng Đông Nam.

    Đây là mỏ dầu lớn nhất của Việt Nam với trữ lượng khoảng 300 triệu tấn, được khai thác thương mại từ những năm 1980. Mỏ Bạch Hổ đã có những đóng góp quan trọng về dầu khí, góp phần lớn vào sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí tại Việt Nam.

    (8) Tờ 20.000 đồng

    Hình ảnh trên tờ 20.000 đồng là hình ảnh Chùa Cầu thuộc Phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam.

    Chùa Cầu được xây dựng vào thế kỷ 17 với sự góp tiền từ các thương nhân Nhật Bản, thường được gọi là chùa Nhật Bản. Theo ghi chép trong Đại Nam thực lục, vào thời điểm đó, Hội An được chia thành hai khu vực riêng biệt: một bên là nơi cư trú đông đúc của người Hoa, còn bên kia là cộng đồng người Nhật. Cây cầu cổ nổi tiếng ở đây được xây dựng bởi người Nhật vào khoảng năm 1593 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương giữa hai bờ.

    (9) Tờ 50.000 đồng

    Hình ảnh trên tờ 50.000 đồng là phong cảnh Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu, một trong những biểu tượng của Cố đô Huế.

    Nghinh Lương Đình được xây dựng vào năm Tự Đức thứ 5 (1852), nằm ở bờ Bắc sông Hương, đối diện với Phu Văn Lâu. Đây là một công trình kiến trúc mang kiểu dáng phương đình 1 gian 4 chái. 

    Phu Văn Lâu là một di tích lịch sử quan trọng được xây dựng năm 1819 dưới triều vua Gia Long, được sử dụng để niêm yết các chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình.

    (10) Tờ 100.000 đồng

    Trên tờ 100.000 đồng là hình ảnh Khuê Văn Các, Văn miếu - Quốc Tử giám, biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.

    Được xây dựng vào năm 1805, Khuê Văn Các là một trong những biểu tượng chính của Văn Miếu - Quốc Tử Giám tại Hà Nội, dưới thời vua Gia Long và do Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành thực hiện.

    (11) Tờ 200.000 đồng

    Trên tờ 200.000 đồng là hình ảnh Hòn Đỉnh Hương thuộc Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 

    Hòn Đỉnh Hương, hay còn gọi là Hòn Lư Hương, là một hòn đảo nhỏ xinh đẹp nằm trong Vịnh Hạ Long, cách cảng tàu Tuần Châu khoảng 2.5km. Hòn đảo chỉ gồm một phiến đá khổng lồ có hình dạng độc đáo, làm nổi bật vẻ đẹp tự nhiên của Vịnh Hạ Long.

    (12) Tờ 500.000 đồng

    Trên tờ 500.000 là hình ảnh ngôi nhà tranh 5 gian tại làng Sen, thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Năm 1901, cha của Bác Hồ là Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng, là một niềm vinh dự với gia đình, họ tộc và cả làng Sen. Dân làng Sen đã dựng một ngôi nhà gỗ mái tranh 5 gian để đón vị Phó bảng vinh quy bái tổ. Cả gia đình đã từ làng Hoàng Trù ( quê ngoại Bác Hồ) trở về sống tại làng Sen. Ngôi nhà này đã gắn với tuổi thơ Bác Hồ từ năm 1901 đến năm 1906 (trước khi theo cha vào Huế).

    Trên đây là tổng hợp 12 địa danh được in trên mặt sau của 12 mệnh giá tiền Việt Nam hiện hành. Hình ảnh mang tính chất minh hoạ vì có thể tại thời điểm chụp bức ảnh, các địa danh đã có một số sự thay đổi nhất định.

    Đơn vị tiền tệ Việt Nam đang sử dụng được là gì?

    Theo Khoản 3 Điều 55 Hiến pháp 2013 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng quy định đơn vị tiền tệ quốc gia là Đồng Việt Nam. Nhà nước bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền quốc gia.

    Theo Điều 16 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, đơn vị tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là "Đồng", ký hiệu quốc gia là "đ", ký hiệu quốc tế là "VND", một đồng bằng mười hào, một hào bằng mười xu.

    Như vậy, đơn vị tiền tệ Việt Nam đang sử dụng là Đồng Việt Nam. Đồng thời, theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 thì tiền được xem là một trong các loại tài sản của công dân.

     
    804 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận