Hủy hoại tài sản công có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng tài sản công không?

Chủ đề   RSS   
  • #604850 18/08/2023

    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (484)
    Số điểm: 3695
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 53 lần


    Hủy hoại tài sản công có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng tài sản công không?

    Tài sản công dùng để phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị. Vậy các hành vi nào được xem là hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng tài sản công, chúng ta sẽ tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây

     

    Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công là gì?

    Căn cứ Điều 6 Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017 có quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công như sau:

    - Mọi tài sản công đều phải được Nhà nước giao quyền quản lý, quyền sử dụng và các hình thức trao quyền khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

    - Tài sản công do Nhà nước đầu tư phải được quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hoả hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm hoặc công cụ khác theo quy định của pháp luật.

    - Tài sản công là tài nguyên phải được kiểm kê, thống kê về hiện vật, ghi nhận thông tin phù hợp với tính chất, đặc điểm của tài sản; được quản lý, bảo vệ, khai thác theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật.

    - Tài sản công phục vụ công tác quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, công năng, đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định của pháp luật.

    - Việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công phải tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

    - Việc quản lý, sử dụng tài sản công phải được thực hiện công khai, minh bạch, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng.

    - Việc quản lý, sử dụng tài sản công được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

    Theo đó, việc quản lý, sử dụng tài sản công phải được đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc nêu trên. 

    Hủy hoại tài sản công có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng tài sản công không?

    Căn cứ Điều 10 Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng tài sản công như sau:

    - Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt, chiếm giữ và sử dụng trái phép tài sản công.

    - Đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng tài sản công không đúng mục đích, chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức.

    - Giao tài sản công cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân vượt tiêu chuẩn, định mức hoặc giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân không có nhu cầu sử dụng.

    - Sử dụng xe ô tô và tài sản công khác do tổ chức, cá nhân tặng cho không đúng mục đích, chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức.

    - Sử dụng hoặc không sử dụng tài sản công được giao gây lãng phí; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không phù hợp với mục đích sử dụng của tài sản, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước giao; sử dụng tài sản công để kinh doanh trái pháp luật.

    - Xử lý tài sản công trái quy định của pháp luật.

    - Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản công.

    - Chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản công.

    - Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ trong quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật.

    - Hành vi bị nghiêm cấm khác trong quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật có liên quan.

    Như vậy, việc hủy hoại tài sản công được xem là một trong các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng tài sản công 

    Xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 11 Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017 có quy định về việc xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công như sau:

    - Cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại cho Nhà nước thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải trình và phải chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm nếu để xảy ra vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

    Theo đó, tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp gây thiệt hại cho Nhà nước thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    Từ những quy định nêu trên, có thể thấy các hành vi vi phạm quy định về quản lý và sử dụng tài sản công ít hay nhiều đều sẽ bị xử phạt.

     
     
    239 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận