Hướng xử lý khi "Trao nhầm con"

Chủ đề   RSS   
  • #502112 14/09/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 82 lần


    Hướng xử lý khi "Trao nhầm con"

    Cộng đồng dân luật cùng một lần nữa hãy nhìn về những vụ việc trao nhầm con nổi lên ở Việt Nam từ trước đến nay thử nào? Có phải rất đáng lưu tâm không mọi người? Các trường hợp trao nhầm con tại Bệnh viện đa khoa Bình Long (tỉnh Bình Phước) 5 năm trước, Bệnh viện phụ sản Thanh Hóa 6 năm trước hay một trường hợp khác trao nhầm cách đây 44 năm tại nhà hộ sinh Ba Đình (Hà Nội). Vấn đề đáng suy nghĩ không chỉ về mặt tâm tư tình cảm của những người trong cuộc mà còn là vấn đề pháp lý khi xác định trách nhiệm bồi thường và các hệ lụy liên quan.

    Đối với vụ việc tại nhà hộ sinh Ba Đình, rất khó để xác định các vấn đề pháp lý liên quan, vì đã xảy ra quá lâu, các tài liệu liên quan không còn nguyên vẹn, không tìm được phụ tá vì thất lạc hồ sơ,… Trường hợp nếu có xác định được cán bộ trao nhầm thời điểm đó cũng khó xử lý vì cơ chế giải quyết theo pháp luật lúc đó là không có qui định xử lý. Do đó, rất khó để hồi tố giải quyết.

    Tuy nhiên, nếu các vụ việc trao nhầm cao xảy ra trong thời điểm hiện nay thì sẽ có nhiều cơ chế giải quyết và xử lý theo qui định của pháp luật hiện hành. Trong trường hợp trao nhầm con thì tùy theo tính chất, mức độ, động cơ, mục đích hành vi vi phạm mà người trực tiếp để xảy ra việc trao nhầm lẫn trẻ sơ sinh sẽ bị xem xét để xử lý trách nhiệm theo qui định của pháp luật.

                   

    * Nếu cơ quan điều tra xác định hành vi đó được thực hiện với lỗi cố ý thì sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự về Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi.

    Tội phạm và hình phạt được qui định tại Điều 152 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 với khung hình phạt thấp nhất từ 02-05 năm tù và cao nhất từ 07 – 12 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm. 

    * Nếu hành vi trao nhầm con do Cán bộ chăm sóc y tế được thực hiện do lỗi vô ý thì tùy theo mức độ có thể bị xử lý kỷ luật và Cơ sở y tế phải bồi thường theo qui định của pháp luật Dân sự.

    Cụ thể theo Điều 597 Bộ luật Dân sự 2015:

    “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì sau đó có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”

    Như vậy, theo quy định này, bệnh viện phải có trách nhiệm bồi thường cho  gia đình đã bị trao nhầm con. Sau đó, bệnh viện có quyền yêu cầu cá nhân người có lỗi (y tá, hộ sinh, bác sĩ…) trao nhầm đứa trẻ phải bồi thường lại cho bệnh viện. 

    Gia đình bị trao nhầm con có quyền yêu cầu bệnh viện bồi thường thiệt hại về mặt vật chất, như: thu nhập bị mất hoặc giảm sút trong thời gian đi tìm con đẻ, chi phí giám định ADN, chi phí xác minh, làm lại giấy tờ hộ tịch… Những chi phí này phải được chứng minh bằng hóa đơn, chứng từ hoặc xác nhận do cá nhân hoặc tổ chức làm chứng. 

    Ngoài những tổn thất về vật chất có thể định lượng được một cách cụ thể, còn có những thiệt hại, nỗi đau về mặt tinh thần, như: vì đứa con bị trao nhầm mà vợ chồng nghi ngờ nhau khiến hôn nhân đổ vỡ; hoặc vì lời gièm pha, đàm tiếu của những người xung quanh mà gia đình bị trao nhầm con lo lắng, mất ăn mất ngủ, khiến tinh thần sa sút, cuộc sống không hạnh phúc…

    Theo quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015:

    "1.Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

    a)Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

    b)Thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút;

    c) thiệt hại khác do luật quy định.

    2.Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định."

    Như vậy, theo quy định này, bệnh viện phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần cho gia đình bị trao nhầm con. Mức bồi thường sẽ do các bên thỏa thuận. Nếu không tự thỏa thuận được thì gia đình có quyền khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để được giải quyết.

    Kết luận, các vụ việc này đã và đang là hồi chuông cảnh báo về công tác quản lý trong lĩnh vực liên quan đến sinh sản tại các cơ sở chăm sóc y tế, phải hết sức thận trọng, thực hiện đúng qui trình quản lý chăm sóc các cháu bé khi sinh ra. Đồng thời, để tránh những sự việc tương tự, nếu có nghi ngờ rằng y tá đánh tráo hay nhầm lẫn con của mình thì có thể đến các cơ sở y tế giám định AND xác định ngay. Ngoài ra, nếu phát hiện có dấu hiệu cán bộ chăm sóc đánh tráo trẻ sơ sinh thì có thể làm đơn tố cáo lên cơ quan Công an xử lý và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo qui định của pháp luật vì hiện tại đã có quy định rất rõ.

    Cập nhật bởi tangoctram1101ulaw ngày 14/09/2018 02:49:42 CH
     
    6123 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tangoctram1101ulaw vì bài viết hữu ích
    duongduongcute (14/09/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #502135   14/09/2018

    Trao nhầm con không phải là việc hiếm hoi ở Việt Nam. Việc trao nhầm con có trường hợp vô ý do sơ suất của bác sĩ tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp là do cố ý vì ham lợi và trục lợi của bác sĩ. Vì vậy, nên có cơ chế cũng như có những hình thức xử lý nghiêm khắc này để bảo vệ quyền lợi của đứa trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh vì chúng vô tội.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongduongcute vì bài viết hữu ích
    tangoctram1101ulaw (14/09/2018)
  • #502165   14/09/2018

    Hiện nay nước ta thiếu bệnh viện rất trầm trọng đặc biệt là bệnh viện phụ sản. Tỷ lệ sinh ngày càng cao và số lượng bệnh viện là quá tải do đó việc trao nhầm con không phải là việc mới lạ ở nước ta. Trong việc trao nhầm con đa số là do sơ suất của các hộ sinh hay điều dưỡng có thể vì quá tải công việc cho nên chúng ta nên thông cảm thay vì chửi bới, lên án họ trừ trường hợp những người lợi dụng việc này để trục lợi cho bản thân thì mới đáng bị xã hội chỉ trích.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn baotoan2703 vì bài viết hữu ích
    tangoctram1101ulaw (14/09/2018)
  • #502172   14/09/2018

    Trao nhầm con không còn là trường hợp hy hữu, thời gian gần đây chuyện trao nhầm con xãy ra rất nhiều. Gây ra hậu quả vô cùng lớn, gần như đảo lộn tất cả cuộc sống gia định của 2 bên. Những đứa trẻ bị trao nhầm sẽ cảm thấy bị mất phương hướng khi đã sống trong một thời gian dài với gia định nhưng khi lơn lên thì lại phải đổi sang gia đình khác, mọi sinh hoạt được thay đổi, gây ra khủng hoảng cả trầm cảm cho trẻ em. Việc này trách nhiệm lớn đối với các hộ sinh, y tá trong vấn đề trao nhầm con này. Thường sựu việc rất lâu sau mới phạt hiện ra, người trao nhầm không bị truy cứu trách nhiệm gì trong vấn đề này. Chung ta cần phải có chế tài mạnh về hành vi vi phạm trên để tang tính chịu trách nhiệm của mình, vì hành vi vi phạm trên gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phiyen1995 vì bài viết hữu ích
    tangoctram1101ulaw (14/09/2018)
  • #502199   14/09/2018

    tangoctram1101ulaw
    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 82 lần


    Cảm ơn các góp ý của mọi người nhé

     
    Báo quản trị |  
  • #502203   14/09/2018

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Thiết nghĩ pháp luật nước ta cần có thêm nhiều biện pháp hay hình phạt gì đó để hạn ché đến mức thấp nhất vấn đề này chứ mình thấy việc trao nhầm con là rất nguy hại….Nếu việc trao nhầm đó không ai phát hiện ra thì chắc không sao chứ để  phát hiện ra thì nó có thể sẽ khiến cho cuộc sống của những người trong cuộc bị đảo lộn rất là nhiều.

     
    Báo quản trị |  
  • #502213   14/09/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Khi sinh con, các sản phụ và gia đình họ chỉ biết đặt niềm tin vào bệnh viện, vào tâm đức và trách nhiệm của các nhân viên y tế. Nên chăng Bộ Y tế cần đề ra một quy trình chuẩn về việc trao nhận con, cho tất cả các bệnh viện, nhà hộ sinh, các trạm y tế, trạm xá trên toàn quốc. Đồng thời, phổ biến quy trình này tới các sản phụ và gia đình ngay khi họ nhập viện để có sự yên tâm, tin tưởng, để niềm vui đón con chào đời được trọn vẹn. Nếu may mắn những người thân thất lạc sẽ tìm lại được nhau còn không may không ai phát hiện thì biết bao chuyện rắc rối sẽ xảy ra. 

     
    Báo quản trị |  
  • #502231   15/09/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100064
    Cảm ơn: 3497
    Được cảm ơn 5364 lần
    SMod

    "Quy trình chuẩn về việc trao nhận con" đã có và đã thực hiện từ lâu rồi bạn ơi. Một vài trường hợp nhầm lẫn trên báo chí gần đây thì hoặc là xảy ra đã rất lâu, hoặc là do ai đó làm ẩu không đúng quy trình.

     
    Báo quản trị |  
  • #502266   15/09/2018

    Trước giờ mình xem phim cứ thấy trường hợp các gia đình bị trao nhầm con vì mục đích vụ lợi của các bà mẹ, nhằm đưa con mình có cuộc sống sung sướng hơn. Tuy nhiên, thực trạng ở nước ta giống như các bạn ở trên nói thì do tỷ lệ phụ sản sinh ngày càng nhiều trong khi bệnh viện thì ít, nên dẫn đến tình trạng quá tải và xảy ra sai sót.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #502290   15/09/2018

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Hiện nay, việc trao nhầm con xảy ra rất ít bởi quy trình đánh dấu, làm việc, xác nhận mẹ con đã tốt và hiện đại hơn trước rất nhiều. Các trường hợp phát hiện ra hầu hết từ cách đây hơn 10 20 năm. Lúc hệ thống y tế chưa phát triển, chuyên môn và quy trình còn chưa đảm bảo hiệu quả. Hiện nay vẫn có thể xảy ra thì trách nhiệm nên quy vào “vô ý” của y tá, bồi thường tổn thất, 2 bên hòa giải.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #503537   28/09/2018

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Việc trao nhầm con cũng không phải là mong muốn của các hộ sinh, tuy nhiên, thời công nghệ còn thô sơ, việc sử dụng mực hay nitrat bạc để đánh dấu rất dễ nhầm lẫn, tuy nhiên công nghệ ngày càng hiện đại, các cơ sở y tế nên chuẩn hóa quy trình trao con co sản phụ để tránh những hậu quả đau lòng, ảnh hưởng đến tâm lý trẻ nhỏ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #533911   29/11/2019

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Hiện nay việc trao nhầm con cũng không phải là vấn đề quá hiếm, có những vụ trao nhầm con đến tận 5 năm, 10 năm mới biết, khi đó cho dù có bồi thường cũng không khỏa lấp được những nổi buồn, đau khổ của những người làm cha, làm mẹ. Hi vọng những bác sỹ, y tá hay tận tam trong công việc của mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #534149   30/11/2019

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Sự việc trao nhầm con phần lớn là do các nhân viên y tá thực hiện trách nhiệm công việc của mình còn chưa tận tình và đúng quy trình. Việc xử lý đối với những trường hợp này cần có mức phạt thích đáng, vì suy cho cùng việc sau này để những đứa nhỏ phải nhận ra đó không phải là cha mẹ mình thì đó là một sự tổn thất tinh thần quá lớn.

     
    Báo quản trị |  
  • #534286   01/12/2019

    Cảm ơn về bài viết thú vị mà bạn đã chia sẻ. Thời nay khoa học hiện đại phát triển thì việc xét nghiệm adn để biết quan hệ ruột cũng không còn khó khăn, đắt đỏ. Nên việc phát hiện bị trao nhầm con cũng không còn là điều hiếm thấy. Tuy nhiên nếu trải qua 5-10 năm mới phát hiện bị trao nhầm con thì cũng khó để quy trách nhiệm cho cá nhân nào mà xử phạt.

     
    Báo quản trị |  
  • #534349   01/12/2019

    HNP1997
    HNP1997
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 4635
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 194 lần


    Trao nhầm con. về nhà chồng tưởng vợ ngoại tình đi xét nghiệm ADN thì không khớp...Nghĩ mà tội cho các chị em phụ nữ...Mong các bác sĩ, y tá, hộ sinh cần phải có trách nhiệm hơn về vấn đề này

     
    Báo quản trị |  
  • #538163   31/01/2020

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Hai gia đình nên hòa giải, nói chuyện tìm tiếng nói chung tránh việc căng thẳng, kiện tụng bởi lẽ sự việc xảy ra là ngoài ý muốn. Hơn nữa, ở độ tuổi trẻ em cũng rất nhạy cảm, nếu chúng ta không xử lý khéo có thể gây tổn thương, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

     
    Báo quản trị |  
  • #538180   31/01/2020

    chaugiang9897
    chaugiang9897
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Cũng như nhiều gia đình, nhiều trường hợp rơi vào cảnh “trớ trêu” trên, người lớn và trẻ nhỏ đều bị sốc về tâm lý, cuộc sống xáo trộn. Lúc này, có lẽ thời gian là liều thuốc để người trong cuộc tĩnh tâm, sắp xếp lại cuộc sống của mình, để bù đắp cho thiệt thòi cho đứa trẻ phải chịu và cũng không để chúng phải chịu thêm bất kỳ tổn thương nào khác. Theo đó, có ý kiến cho rằng nên cung cấp mã số/mã vạch duy nhất trong quá trình khám và điều trị tại bệnh viện để bảo đảm không nhầm lẫn người bệnh khi cung cấp dịch vụ. tuy nhiên hiện nay chưa có quy định chung cho việc đánh mã số định danh cho trẻ và mẹ. Tùy thuộc vào điều kiện, mỗi nơi thực hiện một cách.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #540375   02/03/2020

    Trao nhầm con chuyện tưởng chừng chỉ xảy ra ở phim ảnh thì hiện nay đã trở nên không cò xa lạ với mọi người. Việc trao nhầm con này có thể do vô ý hoặc cố ý nhưng hậu quả đều như nhau. Đều gây ra sự đảo lộn trong cuộc sống của trẻ cũng như cha mẹ. Nên có những quy định chặt chẽ hơn cho vấn đề này.

     
    Báo quản trị |  
  • #542594   31/03/2020

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1960)
    Số điểm: 13078
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 251 lần


    Việc trao nhầm con mình biết không ít trường hợp xảy ra tại Việt Nam. Về nguyên nhân cố ý thì ít (có thể do dấu) mà chủ yếu là do sơ sót của cán bộ y tế. Tuy có các hình thức xử lý như chủ bài viết nêu nhưng hậu quả tâm lý để lại cho những người cha, người mẹ và chính trả nhỏ là vô cùng to lớn. Mình có xem một phóng sự trên VTV3 về việc trao nhầm con, khi nhân con lại thì bố mẹ một gia đình dường như mất tất cả, họ rất buồn và dường như đánh mất niềm tin vào cuộc sống.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #542642   31/03/2020

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Là cha mẹ, ai cũng muốn được tận tay chăm lo đứa con là máu mủ của mình, do mình đẻ ra. Nhưng cuộc sống đôi khi không thể chiều lòng mọi người. Do vậy, việc tìm được đứa con lưu lạc của mình đã khó, nay để con chấp nhận sự thật, làm sao không để con trẻ bị tổn thương tâm lý còn khó hơn nhiều. Mỗi người một cách nghĩ, mỗi gia đình xử lý tình huống theo cách khác nhau nhưng chắc chắn họ đều đặt quyền lợi, tương lai của đứa trẻ lên hàng đầu.

     
    Báo quản trị |  
  • #573912   25/07/2021

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1148)
    Số điểm: 8380
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 94 lần


    Rất nhiều những nguyên nhân và lý do để điều đó xảy ra, trường hợp nếu có xác định được cán bộ trao nhầm thời điểm đó cũng khó xử lý vì cơ chế giải quyết theo pháp luật lúc đó là không có qui định xử lý, rất khó để hồi tố giải quyết, đồng ý với ý kiến trên.

     
    Báo quản trị |