Hóa đơn áp dụng cho trường hợp mua bán nợ khó đòi được lập như sau:
Tại điểm đ khoản 8 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:
“Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT
...8. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán sau đây:
... đ) Bán nợ;”
>> Như vậy, khoản nợ mà hai bên mua bán là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT).
Bên cạnh đó, tại điểm b khoản 6 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ như sau:
“Điều 10. Nội dung của hóa đơn
… 6. Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
… b) Thuế suất thuế giá trị gia tăng: Thuế suất thuế giá trị gia tăng thể hiện trên hóa đơn là thuế suất thuế giá trị gia tăng tương ứng với từng loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng.”
Đồng thời, căn cứ Quyết định số 1450/QĐ-TCT ngày 07/10/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành quy định về thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và phương thức truyền nhận với cơ quan thuế, tại Phụ lục V danh mục thuế suất quy định như sau:
STT
|
Giá trị
|
Mô tả
|
1
|
0%
|
Thuế suất 0%
|
2
|
5%
|
Thuế suất 5%
|
3
|
10%
|
Thuế suất 10%
|
4
|
KCT
|
Không chịu thuế GTGT
|
Như vậy, từ quy định trên có thể thấy, việc mua bán nợ là đối tượng không chịu thuế GTGT nhưng vẫn phải xuất hóa đơn GTGT như bình thường. Cụ thể, tại chỉ tiêu “thuế suất”, công ty thể hiện là KCT (không chịu thuế GTGT).