Hướng dẫn xử lý và bảo quản tài sản khi thi hành án dân sự

Chủ đề   RSS   
  • #386960 08/06/2015

    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Hướng dẫn xử lý và bảo quản tài sản khi thi hành án dân sự

    Đó là nội dung được bổ sung tại Thông tư liên tịch sửa đổi Thông tư liên tịch 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC. Theo đó, bổ sung hướng dẫn 3 nội dung chính sau:

    1. Hướng dẫn thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm

    - Trường hợp quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại mà số tiền thi hành án đã thu được (kể cả trường hợp thu qua việc bán tài sản của người phải thi hành án), nhưng chưa chi trả cho người được thi hành án thì cơ quan thi hành án có trách nhiệm gửi tiết kiệm tại Ngân hàng số tiền thi hành án đã thu được theo kỳ hạn 01 tháng.

    Số tiền lãi phát sinh từ việc gửi tiết kiệm thuộc về người phải thi hành án. Việc thi hành án được thực hiện theo bản án, quyết định mới có hiệu lực pháp luật.

    - Trường hợp, Tòa án xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại theo quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm nhưng đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định pháp luật về tố tụng mà việc tổ chức thi hành án đã được thi hành xong hoặc đã thi hành được một phần thì cơ quan thi hành án phải có văn bản thông báo và đề nghị Tòa án xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại giải quyết về số tiền, tài sản đã tổ chức thi hành án xong.

    2. Xử lý tiền, tài sản đã thi hành án nhưng Bản án, Quyết định căn cứ thi hành chưa có hiệu lực tại thời điểm thi hành hay bị người có thẩm quyền hủy

    Trong trường hợp cơ quan thi hành án đã tổ chức thi hành án xong hoặc đã tổ chức thi hành được một phần mà sau đó Bản án, Quyết định là căn cứ để thi hành án bị cấp có thẩm quyền xác định chưa có hiệu lực pháp luật tại thời điểm tổ chức thi hành án (kể cả có lý do chính đáng) hoặc có vi phạm về tố tụng phải hủy bỏ thì cơ quan thi hành án có trách nhiệm thu hồi, trả lại tiền, tài sản đã chi (đã giao) cho người phải thi hành án, trừ khi tài sản đã bán đấu giá đã giao cho người mua được tài sản và không có vi phạm về trình tự, thủ tục bán đấu giá.

    Cơ quan và cá nhân có lỗi dẫn đến việc tổ chức thi hành án khi Bản án, Quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc bị hủy bỏ, nếu gây ra thiệt hại thì có trách nhiệm bồi thường theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

    3. Quản lý tiền bán tài sản để bảo đảm thi hành án

    Khi ký Hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản để bảo đảm thi hành án, Chấp hành viên và tổ chức bán đấu giá phải thỏa thuận sử dụng tài khoản để người mua được tài sản bán đấu giá nộp tiền mua tài sản là tài khoản phong tỏa tại Ngân hàng mà chủ tài khoản là đại diện cơ quan Thi hành án dân sự và tổ chức bán đấu giá.

    Việc xử lý tiền mua tài sản bán đấu giá phải có sự đồng ý của cơ quan thi hành án và tổ chức bán đấu giá trên cơ sở quy định pháp luật về thi hành án dân sự và bán đấu giá tài sản.

    4. Xử lý tài sản cầm cố, thế chấp để bảo đảm thi hành án

    Trong trường hợp người nhận cầm cố, người nhận thế chấp đang tiến hành xử lý tài sản cầm cố, thế chấp để thu hồi nợ vay thì Chấp hành viên không kê biên, xử lý đối với tài sản đó nhưng phải có văn bản yêu cầu người nhận cầm cố, người nhận thế chấp chuyển số tiền bán tài sản còn lại sau khi đã thu hồi vốn vay cho cơ quan thi hành án để xử lý theo quy định pháp luật.

    Xem chi tiết tại dự thảo Thông tư liên tịch đính kèm.

     
    7921 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận