Hướng dẫn xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc DS có yếu tố nước ngoài

Chủ đề   RSS   
  • #527822 07/09/2019

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 951 lần


    Hướng dẫn xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc DS có yếu tố nước ngoài

    HĐTP TANDTC đang Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về thẩm quyền, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

    Theo đó, nội dung dự thảo có hướng dẫn cách xác định vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam theo quy định tại điều 469 của BLTTDS như sau:

    Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam được xác định như sau:

    1. Vụ án có bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam quy định tại điểm a khoản 1 Điều 469 của Bộ luật tố tụng dân sự là một trong các vụ án sau đây:

    a) Vụ án giữa nguyên đơn là công dân Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài và bị đơn là công dân Việt Nam ở trong nước;

    b) Vụ án giữa nguyên đơn quy định tại điểm a khoản này với bị đơn là người nước ngoài đang cư trú, làm việc tại Việt Nam và được cấp thẻ thường trú, thẻ tạm trú hoặc được cấp giấy miễn thị thực có thời hạn không quá 5 năm, kể cả trường hợp được xem xét cấp lại thẻ hoặc giấy này theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

    2. Vụ án mà bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam quy định tại điểm c khoản 1 Điều 469 của Bộ luật tố tụng dân sự là một trong các vụ án sau đây:

    a) Vụ án giữa nguyên đơn là người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài và bị đơn là công dân Việt Nam, cơ quan, tổ chức Việt Nam có tài sản tại Việt Nam;

    b) Vụ án giữa nguyên đơn là công dân Việt Nam, cơ quan, tổ chức Việt Nam, người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài với bị đạn là người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài có tài sản tại Việt Nam.

    3. Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam quy định tại điểm d khoản 1 Điều 469 của Bộ luật tố tụng dân sự là một trong các vụ việc sau đây:

    a) Vụ việc ly hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài mà nguyên đơn hoặc bị đơn ở nước ngoài hoặc các bên đương sự đều ở nước ngoài;

    b) Vụ việc ly hôn giữa các bên đương sự là người nước ngoài và người nước ngoài đó thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

    Ngoài ra, nội dung còn hướng dẫn:

    - Cách xác định vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa VN

    - Xác định vụ việc dân sự mà tòa án phải trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết

    - Xác định vụ việc dân sự vẫn thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam

    - Cơ quan, tổ chức nước ngoài ủy quyền khởi kiện vụ án dân sự

    ...

    Xem chi tiết nội dung  tại file đính kèm:

     

     
    25952 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #556244   30/08/2020

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1182)
    Số điểm: 8550
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 94 lần


    Thường những vụ việc có yếu tố nước ngoài về mặt tố tụng của thẩm quyền cấp tỉnh giải quyết, còn những chứng nhận, hay quyết định dân sự thâm quyefn cũng được thực thi bởi cơ qua huyện, tuy nhiên việc xử lý những trường hượp yếu tố nước ngoài tại cơ quan cấp huyện thiếu sự đồng bộ hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #557002   31/08/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1344)
    Số điểm: 10823
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 195 lần


    Bình luận

    Theo ta kiến cá nhân của mình thì thủ tục, trình tự giải quyết các vấn đề liên quan đến nước ngoài là một trong những trình tự phức tạp. Phức tạp ở đây không phải khó hiểu, rườm rà mà phức tạp ở vấn đề phân quyền cho các cấp giải quyết. Ví dụ nhiều trường hợp thuộc trường hợp của cấp huyện thì cấp huyện bảo không đủ năng lực hổ trợ cần mang lên tỉnh nhờ hỗ trợ, sau khi mang lên tỉnh thì lại bảo không thuộc thẩm quyền. Vậy nên theo mình các cấp nên có sự đồng nhất với nhau về quyền và cách thức hỗ trợ.

     
    Báo quản trị |