Hướng dẫn về việc phạm nhân liên lạc điện thoại với thân nhân

Chủ đề   RSS   
  • #530536 08/10/2019

    Linhngo99
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2019
    Tổng số bài viết (195)
    Số điểm: 1803
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 234 lần


    Hướng dẫn về việc phạm nhân liên lạc điện thoại với thân nhân

    Bộ Quốc phòng ban hành dự thảo “Thông tư quy định cho phạm nhân gặp thân nhân; nhận, gửi thư; nhận quà và liên lạc với thân nhân bằng điện thoại”, nhằm quy định cụ thể, chi tiết Điều 52, 54 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.

    Thông tư bãi bỏ Chương II và Chương III Nội quy trại giam quân sự ban hành kèm theo Thông tư số 132/2012/TT-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành ngày 07/12/2012.

    Theo quy định tại thông tư, quy định về việc phạm nhân liên lạc điện thoại với thân nhân như sau:

    - Cơ sở giam giữ phối hợp với cơ quan bưu chính viễn thông địa phương lắp đặt máy điện thoại và tổ chức cho phạm nhân liên lạc điện thoại với thân nhân.

    Cước phí gọi điện thoại được tính theo giá của cơ quan bưu chính viễn thông và do phạm nhân chi trả từ tiền lưu ký theo hình thức ký sổ.

    - Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân theo quy định tại khoản 2, Điều 54 Luật Thi hành án hình sự;

    Phạm nhân là người dưới 18 (mười tám) tuổi được liên lạc bằng điện thoại theo quy định tại Khoản 2 Điều 76 Luật Thi hành án hình sự.

    Phạm nhân chấp hành tốt Nội quy cơ sở giam giữ, có thành tích trong lao động, học tập (có 2 quý liên tục xếp loại Tốt, được khen thưởng), lập công hoặc do yêu cầu của công tác giáo dục phạm nhân, công tác thi hành án phạt tù thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định tăng thêm mỗi tháng 01 lần không quá 10 phút.

    - Phạm nhân thường xuyên vi phạm Nội quy cơ sở giam giữ bị giam riêng; phạm nhân đang bị thi hành kỷ luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Thủ trưởng cơ sở giam giữ có thể hạn chế việc liên lạc điện thoại với thân nhân nhưng không quá 3 (ba) tháng.

    - Phạm nhân đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử về những hành vi phạm tội khác thì không được liên lạc điện thoại với thân nhân.

    - Khi liên lạc điện thoại với thân nhân, phạm nhân phải liên lạc đúng số điện thoại và nội dung đã đăng ký; sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, trừ phạm nhân là người dân tộc thiểu số và là người nước ngoài không biết tiếng Việt.

    Trường hợp khi phạm nhân có đề nghị cần phải trao đổi với thân nhân để giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì được liên lạc với thân nhân theo các nội dung đã đăng ký.

    - Thủ trưởng cơ sở giam giữ bố trí buồng gọi điện thoại có thiết bị giám sát và cử cán bộ giám sát chặt chẽ nội dung trao đổi của phạm nhân với thân nhân khi liên lạc điện thoại. Nếu phát hiện nội dung trao đổi không đúng với đăng ký thì phải dừng cuộc gọi, trường hợp xét thấy cần thiết phải lập biên bản, đề xuất xử lý kỷ luật.

    - Cán bộ giám sát phải cập nhật đầy đủ thông tin về việc tổ chức cho phạm nhân liên lạc điện thoại với thân nhân vào sổ theo dõi và quản lý chặt chẽ.

    Mời các bạn xem chi tiết tại file đính kèm:

     
    1013 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #530540   08/10/2019

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14971)
    Số điểm: 100050
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    1. Dự thảo này chỉ áp dụng cho các trại giam trong quân đội mà thôi, do vậy nên ghi cho rõ ở tiêu đề.

    2. Không hiểu sao TVPL không có thông tư 132/2012/TT-BQP nhỉ, TT này có ở khá nhiều nơi trên mạng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    Linhngo99 (09/10/2019)