Hướng dẫn tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #600149 15/03/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1708 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Hướng dẫn tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản

    Dạo gần đây, nhiều vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên tục xảy ra và gây thiệt không nhỏ đối với người dân. Không những gây mất trật tự, an ninh mà còn gây thiệt hại đến tài sản của cá nhân, tổ chức. Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bước tố cáo hành vi vi phạm này.

    Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hình thức vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thực hiện do cố ý, với mục đích muốn chiếm đoạt được tài sản.

    Khác với lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lợi dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản có thể có hoặc không có hành vi gian dối . Nếu như có hành vi gian dối thì hành vi này luôn phải thực hiện sau thời điểm chuyển giao tài sản. 

    Một vài tiêu chí để phân biệt giữa hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cụ thể như sau:

    Tiêu chí

    Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    Hành vi

    Bắt buộc có hành vi gian dối

    Thực hiện hành vi gian dối trước thời điểm chuyển giao tài sản.

    Có thể có hoặc không có hành vi gian dối

    Nếu như có hành vi gian dối thì hành vi này luôn phải thực hiện sau thời điểm chuyển giao tài sản.

    Ý thức chiếm đoạt tài sản

    Có ý thức chiếm đoạt tài sản trước khi thực thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản.

    Thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khi tiến hành giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội.

    Xuất hiện sau khi có giao dịch hợp pháp, tức là sau khi có được tài sản người phạm tội mới nảy sinh ý định và hành vi chiếm đoạt.

    Hình thức phạm tội

    Bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản như đưa ra thông tin giả, không đúng sự thật… nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội.

    Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    Truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    Căn cứ theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 (Điều này được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cụ thể như sau:

    (1) Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    Khung hình phạt cao nhất của Tội này có thể lên đến 20 năm tù khi phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Hướng dẫn tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản

    Thủ tục tố cáo về hành vi lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng giống như những thủ tục tố cáo những hành vi phạm tội khác.

    Căn cứ quy định tại Điều 144, 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015:

    - Công dân có thể tố cáo hành vi phạm tội tại cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án hoặc các cơ quan chức năng khác;

    - Cơ quan điều tra, viện kiểm sát có nghĩa vụ tiếp nhận thông tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định của pháp luật.

    Sau khi tiếp nhận đơn tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cơ quan điều tra chức năng có nghĩa vụ xác minh sự việc, điều tra và trả lời cho người tố cáo biết về kết quả xử lý đối với đơn tố cáo tội phạm của công dân.

    Xem và tải mẫu đơn tố cáo

    https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/danluatfile/2023/03/15/%C4%91%C6%A1n%20t%E1%BB%91%20c%C3%A1o.docx

     
    9808 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (17/03/2023) ThanhLongLS (15/03/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #600233   19/03/2023

    nguyentanviet2000
    nguyentanviet2000
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:06/12/2022
    Tổng số bài viết (187)
    Số điểm: 1544
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 42 lần


    Hướng dẫn tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản

    Cảm ơn bài viết hữu ích của tác giả. Hành vi lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là một hành vi rất nguy hiểm và cực kỳ đáng lên án. Điều này có thể xảy ra khi một người nào đó lợi dụng sự tin tưởng của người khác để chiếm đoạt tài sản của họ một cách trái phép. Hành vi này không chỉ gây tổn thất tài sản mà còn làm mất niềm tin của người khác vào xã hội và đặc biệt là vào những người đang quản lý tài sản của họ. Để ngăn chặn hành vi lạm dụng tín nhiệm, cần có các chính sách và quy định rõ ràng, cũng như sự thúc đẩy về trách nhiệm xã hội và đạo đức. Ngoài ra, cần tăng cường giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan đến lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản, giúp đảm bảo quyền lợi và tài sản của người dân. Quyền lợi của các bên liên quan cần được bảo vệ và những kẻ lạm dụng tín nhiệm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

     
     
     
     
     
     
    Báo quản trị |  
  • #616485   18/09/2024

    Hướng dẫn tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản

    Việc tố cáo này phải đến tận nơi tỉnh thành đối tượng đang sinh sống để nộp hồ sơ tố cáo? Hay nộp bất cứ cơ quan ở tỉnh nào cũng được ạ????

     
    Báo quản trị |  
  • #616495   18/09/2024

    phucpham2205
    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 29242
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 626 lần
    SMod

    Hướng dẫn tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản

    Chào anh, hiện nay, không có quy định chỉ được tố giác hành vi phạm tội tại nơi người trình báo cư trú. Anh có thể tố cáo tội phạm bằng cách đến cơ quan điều tra nơi tội phạm xảy ra, nếu không xác định được rõ nơi xảy ra tội phạm thì có thể tố giác đến cơ quan điều tra nơi người phạm tội cư trú hoặc nơi mình ở.

    Theo đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận thông tin, nếu không thuộc thẩm quyền của mình thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm chuyển vụ việc đến cơ quan có thẩm quyền để tiến hành giải quyết theo quy định.

     
    Báo quản trị |